Những công việc cơ bản khi làm marketing phải biết
Với thời đại công nghệ hiện nay, việc tiếp cận sử dụng mạng xã hội internet sớm đối với các thế hệ genZ rất bổ ích cho công việc về marketing. Khi làm marketing nếu bạn thành thạo các công cụ bổ trợ cho công việc như Facebook, tìm kiếm thông tin, canva,...thì sẽ là một điểm cộng đối với nhà tuyển dụng.
1. Content cơ bản
Một người làm marketing thì phải biết đến kỹ năng viết content cơ bản, tùy vào ngành nghề, sản phẩm, khách hàng mục tiêu,... sẽ có những phong cách viết khác nhau. Nhưng mục tiêu chung vẫn là thu về một giá trị nào đó mà bạn mong muốn như lượt tương tác, độ nhận diện thương hiệu, đơn hàng,...
2. SEO - cơ bản
Thay vì tập trung vào các kỹ thuật SEO thì người người làm marketing nên tập trung vào việc cung cấp nội dung có giá trị giải quyết thật sự vấn của khách hàng - điều này chắc ai cũng hiểu, cũng nghe quá nhiều về “nội dung có giá trị” nhưng thật sự đã mấy người tập trung để xử lý tới cùng.
Thay vì research thông tin trên internet để góp nhặt nội dung cho 1 bài viết mới thì hãy thật sự nghiên cứu tìm hiểu về nội dung mình muốn viết hoặc viết nội dung theo nhu cầu của khách hàng một cách giá trị và tự nhiên nhất.
Xem thêm: 10 câu hỏi phỏng vấn Seo-er
3. Chăm sóc social
Các trang mạng xã hội hiện nay đang được rất nhiều người sử dụng, họ nắm bắt hầu hết thông tin đều trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter, LinkedIn,...Vì thế, để tiếp cận khách hàng và để họ biết đến sản phẩm, dịch vụ thì phải biết sử dụng và chăm sóc các kênh social, triển khai sáng tạo trên các trang social là một bước đệm “dẫn” khách hàng đến với doanh nghiệp.
- Facebook (fanpage): là kênh marketing chủ lực, cập nhật thường xuyên các hoạt động và các thông tin liên quan khác của doanh nghiệp. Mỗi bài đăng cần nên đảm bảo các timeline nhất định để thể hiện độ uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.
- Instagram: là kênh bổ trợ cho thương hiệu doanh nghiệp, là nơi cập nhật các sản phẩm, dự án mang tính nghệ thuật cao hơn. Đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư chỉnh chu về mặt tư liệu, hình ảnh và luôn đảm bảo tính ổn định khi xây dựng Instagram.
- Tiktok: tùy vào mục tiêu doanh nghiệp, nó sẽ là kênh chủ lực mang lại traffic hoặc là kênh chỉ để tiếp cận khách hàng để tăng độ nhận diện thương hiệu. Phải thường xuyên cập nhật xu hướng và hiểu rõ về quy định của kênh. Ngoài ra còn đảm bảo về tính ổn định của kênh mới có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng.
4.Quản lý website
- Đăng tải sản phẩm
- Bán hàng trên website
- Hỗ trợ khách hàng đặt hàng thuận tiện
- Cập nhật các chính sách bán hàng.
Xem thêm: Như thế nào là một website thân thiện với người dùng
5. Chạy quảng cáo
- Quảng cáo chỉ là công cụ hỗ trợ cho marketing chứ không phải là mặc định làm marketing là phải bắt buộc chạy quảng cáo
- Chạy quảng cáo được xem là thành công khi đảm bảo các yếu tố khác:
Sản phẩm: chất lượng, hình ảnh, thông tin,...
Nội dung: hấp dẫn, thu hút, sáng tạo,...
Giá cả: hợp lý, nhiều chương trình giảm giá,...
Thị trường: của ngành đang phát triển nhanh hay chậm
Cần có lời kêu gọi hành động như: Click ngay, click vào đây, tìm hiểu thêm,...
6. Thiết lập kế hoạch công việc cá nhân
- Xác định mục tiêu muốn đạt được trong công việc
- Liệt kê các nguồn lực và công việc cần phải làm
- Thiết lập timeline hoàn thành
- Liệt kê những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công việc
- Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch
Xem thêm: Những quy trình cơ bản phải biết khi làm marketing