Những quy trình cơ bản khi làm marketing
Quy trình làm việc là một phần quan trọng của một tổ chức, giúp đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng cách và hiệu quả. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình làm việc cơ bản mà bạn cần biết khi làm marketing.
1. Tiếp nhận công việc
Mô tả: Tiếp nhận thông tin từ cấp trên hoặc khách hàng. Chú ý ghi chép, check note lại các vấn đề quan trọng trong công việc được giao.
Lưu ý: không phải công việc nào cũng nhận và phải xem xét xem nó có nằm trong kế hoạch chung hay không, nó có thuộc phạm vi nhiệm vụ của mình hay không?
Ví dụ: Phòng marketing được giao nhiệm vụ tổ chức sự kiện khách hàng trong quý 2 năm 2024.
2. Thống nhất mục tiêu
Mô tả: Xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt được như doanh số bán hàng, lượng tiếp cận khách hàng, hay tăng nhận diện thương hiệu. Mục tiêu cần phải thực tế, khả thi và không chồng lấn giữa nhiều mục tiêu khác nhau. Cố gắng định lượng các mục tiêu 1 cách chi tiết nhất có thể.
Lưu ý: cố gắng thống nhất mục tiêu đến cùng nếu bạn còn cảm giác mục tiêu không khả thi, đừng ngần ngại chia sẻ và tranh luận. Nó sẽ quyết định trực tiếp đến quyền lợi của bạn
Ví dụ: Mục tiêu xây dựng kênh Tik Tok tăng trưởng follower từ 2000 lên 5000 trong tháng 10. Trong đó số lượng và nội dung video sẽ do toàn quyền nhân sự content marketing và video editor quyết định, miễn sao đạt được kết quả được giao.
3. Thống nhất kế hoạch
Mô tả: Khi đã có mục tiêu thì các bên sẽ cùng nhau thống nhất kế hoạch, phương án, phương pháp, định hướng để triển khai công việc đó.
Ví dụ: Logo mới sẽ được thiết kế theo phong cách tối giản, không nhất thiết phải lồng ghép các hình ảnh liên quan vào logo. Logo sẽ làm dưới dạng Icon + text cách điệu, team thiết kế sẽ trình 5 options được trình bày trong 1 brand kit chỉnh chu.
4. Thống nhất deadline
Mô tả: Xác định thời hoàn thành công việc một cách hợp lý, khả thi đối với người giao việc và cả người được nhận công việc.
Lưu ý: nên chia nhỏ các giai đoạn và deadline công việc, tránh tình trạng deadline 7 ngày, người thực hiện gửi kết quả vào ngày cuối cùng và không đạt yêu cầu - khi đo sẽ không còn thời gian back-up.
Ví dụ: Deadline hoàn thành trong 7 ngày, sau 2 ngày gửi bản phác thảo, bản phác thảo được duyệt sẽ tiến hành thiết kế hoàn chỉnh trong 2 ngày tiếp theo. Tiếp theo sẽ thiết kế brand-kit trong 2 ngày. Ngày cuối cùng sẽ rà soát, chỉnh sửa lần cuối.
5. Thống nhất phương thức đánh giá hiệu quả công việc
Mô tả: Cố gắng đặt ra các chỉ số có thể định lượng làm mục tiêu đánh giá hiệu quả công việc.
Ví dụ: Các KPI bao gồm lượt truy cập website tăng 30%, số lượng khách hàng điền thông tin tư vấn đạt ít nhất 2000 lượt trong tháng đầu tiên, và tỷ lệ chuyển đổi từ quảng cáo phải đạt ít nhất 5%.
6. Triển khai công việc có tham khảo ý kiến của cấp trên
Mô tả: Trong quá trình thực hiện, cần liên tục báo cáo và tham khảo ý kiến từ cấp trên để điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết. Điều này giúp duy trì định hướng chiến lược và tránh sai sót.
Ví dụ: Trong khi chạy chiến dịch, đội ngũ phát hiện quảng cáo trên Google không đạt hiệu quả. Họ báo cáo lên trưởng phòng và nhận được chỉ đạo tăng ngân sách cho Facebook Ads và tối ưu nội dung.
7. Hoàn thiện và báo cáo kết quả cho cấp trên
Mô tả: Sau khi hoàn thành công việc, tổng hợp và phân tích kết quả, sau đó báo cáo lên cấp trên để đánh giá hiệu quả và đưa ra các điều chỉnh nếu cần.
Ví dụ: Sau khi chiến dịch kết thúc, đội ngũ marketing tổng hợp kết quả, báo cáo rằng lượt truy cập website đạt 150% so với mục tiêu, tỷ lệ chuyển đổi đạt 7%, và doanh thu tăng 18%. Báo cáo được gửi lên giám đốc để đánh giá.
8. Lưu trữ công việc, kết quả công việc
Mô tả: Lưu giữ toàn bộ tài liệu, kế hoạch, kết quả thực hiện để có thể tham khảo trong tương lai, cũng như phục vụ cho việc học hỏi và cải tiến quy trình làm việc sau này.
Ví dụ: Tất cả các tài liệu liên quan đến chiến dịch, bao gồm kế hoạch, dữ liệu quảng cáo, kết quả và báo cáo, được lưu trữ trong hệ thống của công ty để sử dụng cho các chiến dịch sau này và phục vụ cho việc đánh giá dài hạn.
Trình bày này giúp làm rõ từng bước trong quy trình marketing và cung cấp ví dụ cụ thể để dễ dàng áp dụng vào thực tế.
Xem thêm: Những công việc cơ bản khi làm marketing phải biết
Xem thêm: Các bạn sinh viên marketing cần chuẩn bị và làm những gì