Kinh tế vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến marketing
Kinh tế vĩ mô là cái mà gần như chúng ta không thể chống lại mà phải “ngả” theo nó để có thể bám trụ trên thị trường. Nó ảnh hưởng đến chính trị, văn hóa, xã hội và dĩ nhiên kinh doanh & marketing cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng của nó.
Những năm gần đây, khi thị trường bắt đầu thấm đòn từ suy thoái kinh tế và dịch bệnh, thì nhiều doanh nghiệp mới thật sự hiểu được tầm ảnh hưởng của nó - kinh tế vĩ mô - vấn đề mà khi thị trường sôi nổi, doanh thu hằng tháng hàng quý có thể là vài tỷ, vài chục tỷ thì không ai để ý đến, hoặc sẽ có suy nghĩ “chắc là nó chừa mình ra”
Vậy cụ thể kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến marketing như thế nào?
1. Tâm lý người tiêu dùng
Trái ngược với thắt chặt chi tiêu khi kinh tế vĩ mô tăng trưởng tích cực, mọi người sẽ có tâm lý “bạo chi” - chi tiêu bất cứ khoản nào mà mình thích thay vì chi vì mình cần. Từ đó các chiến dịch marketing từ nhãn hàng cũng sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn (cho dù sản phẩm đó không thật sự tốt, chiến dịch marketing không thật sự xuất sắc).
Ngoài ra, ngoài các ngành hàng, sản phẩm/dịch vụ thiết yếu thì những ngành khác cũng có cơ hội phát triển và tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm mới lạ/không thiết yếu tới tay khách hàng trải nghiệm chúng…
Và rất nhiều ảnh hưởng tích cực/tiêu cực từ kinh tế vĩ mô đến tâm lý người tiêu dùng => từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh & marketing
Ví dụ 1: trong giai đoạn từ khoảng 2016-2020 rất nhiều doanh nghiệp được hưởng lợi từ tình hình kinh tế sôi động như bất động sản, ngân hàng, tiền ảo…
Ví dụ 2: Về ngành thời trang những năm 2016-2020 là thời kỳ mà hàng loạt local brand ra đời, thậm chí có những brand mang phong cách “quái dị” cũng có cơ hội tiếp cận thị trường thông qua những chiến dịch marketing, nhưng kể từ 2020 đến nay, đa số các brand cũng chết yểu theo tình hình thị trường - khi mà người dùng chuyển sang chọn sản phẩm mình cần thay vì sản phẩm mình thích!
2. Hệ sinh thái kinh doanh & marketing
Ngoài vấn đề kinh doanh phát triển -> thúc đẩy marketing thuận lợi thì khi thị trường sôi động sẽ sinh ra các hệ sinh thái trong 1 ngành hoặc nhiều ngành với nhau. Điều mà marketing sẽ trực tiếp hưởng lợi khi mà họ có những hệ sinh thái cụ thể để tiếp cận tới một cách dễ dàng.
3. Chính sách của chính phủ giúp kinh doanh & marketing dễ dàng thu được kết quả
Lấy ngành bất động sản là một ví dụ, khi mà chính sách chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển, các chiến dịch truyền thông, marketing, quảng cáo có thể diễn ra rầm rộ mà không có bất kỳ khó khăn nào. Các yếu tố về pháp lý linh doanh, pháp luật nới lỏng, chính sách tiền, chính sách lãi xuất thuận lợi - từ đó mà hoạt động kinh doanh và marketing của các doanh nghiệp trong giai đoạn được chính phủ khuyến khích tăng trưởng dễ dang thu được nhiều kết quả.
Nhưng hiện nay (bài viết này được viết vào 7/2024) các doanh nghiệp trong ngành bất động sản phải chỉnh chu trong các nội dung public ra bên ngoài, đặc biệt là chính sách về giá, pháp lý,cam kết, năng lực. Không chỉ chỉnh chu mà đó phải là các nội dung tuân thủ nghiêm ngặt hơn về pháp lý.
Xem thêm: Các Vấn Đề Về Nhân Sự Phòng Marketing