Bạn có biết có một ngành học gọi là Color Psychology (tâm lý học màu sắc), chuyên nghiên cứu những tác động đến tâm lý, cảm xúc của màu sắc. Màu sắc ảnh hưởng rất nhiều đến hầu như tất cả các giác quan của chúng ta, vì thế, những người làm thiết kế đồ họa cần tận dụng những điều này để tạo nên những tác phẩm độc đáo, thu hút ánh nhìn.
Và bài học đầu tiên, hãy cùng Neyul tìm hiểu tầm quan trọng của màu sắc trong thiết kế.
I. Tâm lý học màu sắc là gì ?
Cuộc sống muôn màu, bất cứ thứ gì cũng được gán lại một màu sắc riêng cho nó và chính những điều ấy đã tạo nên vẻ đẹp, mang lại cảm xúc khi chúng ta nhìn. Tâm lý học màu sắc là những nghiên cứu về cách mà màu sắc tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của chúng ta. Ví dụ như tại Nhật Bản đèn đường thường có màu xanh vì mang lại cảm giác ấm áp cho những người trầm cảm - người có xu hướng đi một mình.
Mỗi một màu sắc đều có ý nghĩa và mục đích riêng của nó và bằng cách nắm vững tâm lý học màu sắc sẽ giúp designer “thao túng” được và dễ dàng định hướng cảm xúc người xem.
II. Tầm quan trọng của tâm lý học màu sắc trong thiết kế
1. Màu sắc mang lại cảm xúc
Như đã được đề cập ở trên, mỗi một màu sắc đều có ý nghĩa của nó, tuy mỗi chủ đề khác nhau sẽ mang lại mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung màu sắc mang những ý nghĩa cơ bản như sau:
Các gam màu ấm như màu cam, đỏ, vàng: Nếu mang ý nghĩa tích cực thì tượng trưng cho sự năng động, tràn đầy năng lượng, được ứng dụng trong một số sản phẩm như nước tăng lực, vitamin,...Ngược lại, nó còn có thể tượng trưng cho những điều tiêu cực như giận dữ, nguy hiểm.
Các gam màu lạnh: Nếu mang ý nghĩa tích cực, các gam màu lạnh đem lại cảm giác liên kết, hòa bình, được dùng cho một số nền tảng xã hội, ngân hàng,...Ngược lại, ở hàm ý tiêu cực thì nó là cảm giác cô đơn, tham lam,...
Màu trắng: Màu trắng thì thường tượng trung cho sự ngây thơ, tinh khiết, liên quan đến sức khỏe, vì thế các sản phẩm y tế, sức khỏe thường dùng màu trắng. Ngược lại, màu trắng cũng có thể tượng trưng cho sự mất mát, vô vị.
Màu đen: Màu đen thì hay được các hãng thời trang sử dụng vì nó mang lại sự quý phái, trang trọng nhưng ở hàm ý tiêu cực màu đen tạo cảm giác cho sự xui xẻo, cái ác.
Các gam màu trung tính khác: Gồm màu nâu, be và xám, chúng được dùng để thể hiện sự cân bằng, linh hoạt, ấm áp, các sản phẩm nội thất thường hay dùng gam màu này. Trái lại, gam màu trung tính ở sắc thái tiêu cực là sự buồn tẻ, chán nản.

2. Là sự định hình về hình ảnh thương hiệu
Hãy chọn màu sắc bất kỳ, ví dụ như màu đỏ, bạn nghĩ đến thương hiệu nào? Là Coca Cola hay Pinterest? Bạn có thắc mắc tại sao khi chọn màu đỏ bạn lại suy nghĩ đến thương hiệu đó hay không? Đó là do não bạn đã mặc định gán cho các thương hiệu đó một màu sắc dễ nhớ thông qua những hình ảnh bạn thường thấy về nó. Là một nhà thiết kế hay mở rộng hơn là những người làm phát triển thương hiệu, hãy thống nhất bộ màu sắc cố định, tốt hơn là đơn sắc và áp dụng lại bộ nhận thương hiệu. Bằng việc này, màu sắc tuy không quyết định toàn bộ nhưng sẽ đóng vai trò tạo sự khác biệt và kết nối thương hiệu với cảm xúc của khách hàng.

3. Màu sắc thể hiện tính cách của thương hiệu
Cũng tương tự như việc khách hàng nghĩ đến thương hiệu gì khi nhìn thấy màu nào đó, những màu sắc của thương hiệu cũng phản ánh được tính cách thương hiệu. Các nhà thiết kế, người xây dựng thương hiệu cần lựa chọn màu sắc hợp lý đúng với giá trị của doanh nghiệp mang lại đồng thời nắm được ý nghĩa các màu sắc như ở phần trên. Ví dụ như một ngân hàng thì nên dùng màu xanh dương để tạo cảm giác an toàn; một hãng xe thì hay ưu tiên màu đen thay vì màu tím để tạo sự sang trọng.

III. Một số sự thật thú vị về tâm lý học màu sắc trong thiết kế
Bạn có biết, theo thống kê của Colorib, 60% mọi người sẽ từ chối sản phẩm nếu họ không thích màu sắc và ngược lại hơn 90% người sẽ mua vì hợp màu, điều này đủ chứng tỏ màu sắc quan trọng như thế nào trong thiết kế để thu hút khách hàng. Điều này, cũng tương tự với website hay giao diện ứng dụng, khi màu sắc được quan tâm nhiều chỉ sau hình ảnh.
Màu phổ biến nhất và được yêu thích nhất trên thế giới là màu xanh dương, nó cũng là màu tượng trưng cho sự tin tưởng, bảo mật và được nhiều doanh nghiệp dùng để làm màu giao diện website nhất. Vì thế, nếu bạn đang băn khoăn chọn màu cho website, hay thương hiệu hay cân nhắc màu xanh dương nhé.
Màu vàng và màu đỏ, bạn hay thấy hai màu này ở đâu? Chính xác, là ở các nhà hàng, quán ăn uống vì đây là hai màu kết hợp tạo cảm giác đói bụng và tăng nhu cầu dùng dịch vụ hơn.
Con người có xu hướng dễ quên những gì có màu đen trắng hơn là với những sắc màu khác. Vì vậy, tuy màu đen trắng thường dùng cho các sản phẩm sang trọng nhưng các thương hiệu các màu sắc khác nhau để tạo ấn tượng hơn cho khách hàng ghi nhớ nhé, đặc biệt là các sản phẩm nặng về màu sắc thiết kế như ngành thời trang, bao bì,...
Xem thêm:
3 Lý Thuyết Màu Sắc Cơ Bản Cần Phải Biết Trong Thiết Kế Đồ Họa
Cách Tạo Và Lựa Chọn Bảng Màu Cho Thương Hiệu