Đặt mục tiêu marketing sao cho phù hợp
Rất nhiều doanh nghiệp bị vướng mắc trong triển khai marketing, hay triển khai những cứ lặp đi lặp lại các vấn đề. Điều này phần lớn liên quan đến việc đặt mục tiêu marketing. Đặt mục tiêu marketing đặc biệt quan trọng, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu quả làm việc của nhân sự…
Vậy đặt mục tiêu marketing sao cho phù hợp?
1. Mục tiêu marketing phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp
Bám sát thực tế là điều hết sức đơn giản nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn vô tình bỏ qua nó, đặt mục tiêu marketing cũng vậy - nó phải phù hợp và sát với thực tế của doanh nghiệp để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch, hay đơn giản là để có thể đạt được.
Doanh nghiệp sẽ có nhiều giai đoạn khác nhau, nội tại khác nhau, vì vậy mà kế hoạch marketing phải phù hợp với tiềm lực doanh nghiệp. Khi mà doanh nghiệp chỉ có thể chi 1 khoản chi phí nhỏ thì mục tiêu cũng phải “nhỏ tương ứng”.
Ví dụ: như nhân sự phòng marketing chỉ có 3 người thì mục tiêu marketing chỉ nằm trong khoảng chăm sóc kênh cơ bản, sản xuất nội dung cơ bản mà thôi.
2. Mục tiêu marketing phù hợp với thị trường
Khi đặt mục tiêu marketing của doanh nghiệp thì người ra quyết định cần cân nhắc các yếu tố sau:
-
Mức độ cạnh tranh về marketing
-
Dung tích thị trường lớn hay nhỏ?
-
Thị trường kinh tế vi mô/vĩ mô có thuận lợi cho ngành trong thời điểm hiện tại hay không?
Nếu mức độ cạnh tranh về marketing trong ngành là mạnh thì mục tiêu marketing cần có lộ trình dài hạn, chia theo từng giai đoạn nhỏ, những mục tiêu nhỏ để doanh nghiệp từng bước triển khai hiệu quả
3. Các mục tiêu marketing nhỏ phải được phân biệt rõ ràng
Trong một kế hoạch marketing dài hạn sẽ được chia nhỏ ra các mục tiêu nhỏ trong ngắn hạn. Các mục tiêu này phải được tách biệt rõ ràng để có được cách đánh giá khách quan về hiệu quả.
Ví dụ: như các chiến dịch marketing phục vụ bán hàng thì sẽ không có nhiều yếu tố branding và ngược lại một chiến dịch branding marketing sẽ không thể phục vụ mục tiêu nâng cao doanh số.
Hay có một ví dụ đơn giản hơn, mục tiêu của “một buổi chụp ảnh sản phẩm” thì sẽ không có gì liên quan đến “video sản phẩm” ở đây
4. Mục tiêu marketing định tính và định lượng
Có những công việc marketing không thể đo lường, đừng cố đo lường nó, thay vào đó hay có những nhận định khách quan để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu
5. Chia nhỏ các mục tiêu cho các công việc cụ thể
Thay vì đặt các mục tiêu lớn khó đo lường và kiểm soát thì nên cố gắng đặt các mục tiêu nhỏ và dễ kiểm soát.
Trong quá trình tư vấn marketing cho doanh nghiệp, thông thường chúng tôi thường tư vấn cho khách hàng theo phương thức trên. Ví dụ
- 60 ngày đầu tiên:
-
Thống nhất kế hoạch marketing
-
Ổn định bộ máy nhân sự phòng marketing
-
Xử lý các vấn đề tồn động
-
Training cho nhân sự về sản phẩm/dịch vụ
- 90 ngày tiếp theo:
-
Triển khai chăm sóc kênh
-
Triển khai xây dựng nội dung
-
Ổn định quy trình chăm sóc kênh
-
Ổn định quy trình xây dựng nội dung
-
Tăng trưởng traffic
Xem thêm: Những Yếu Tố Dẫn Đến Sự Thất Bại Trong Triển Khai Marketing