11 bước lập kế hoạch marketing chi tiết cho mọi ngành nghề
1. Tìm hiểu về doanh nghiệp
Thời gian hoạt động: Xác định thời gian hoạt động, những thành tựu, điểm nổi bật suốt thời gian thành lập và hoạt động của doanh nghiệp (khai thác hoặc nêu bật các điểm mạnh và hạn chế các điểm còn hạn chế về sau này)
Ví dụ: Katinat với 3 năm thành lập nhưng đã xây dựng được chuỗi 72 quán cafe trên toàn quốc, tọa lạc trên các vị trí đắc địa.
Tầm nhìn, sứ mệnh: Tầm nhìn sứ mệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa doanh nghiệp, cách thức phục vụ khách hàng và người dùng, đối với marketing nó sẽ định hướng một phần nào đó đến content direction. Nắm rõ những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ giúp mọi hoạt động truyền thông marketing đi đúng hướng.
Ví dụ: Tầm nhìn của doanh nghiệp là trở thành chuỗi quán coffee trải dài khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, qua đó chứng minh rằng cafe Việt đủ sức cạnh tranh với bất cứ sản phẩm cafe nào khác trên Thế Giới
Triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà doanh nghiệp đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng và xã hội, từ đó định hình mọi hoạt động liên quan khác.
Ví dụ: Neyul marketing luôn đặt sự thực tế và phục vụ cộng đồng các doanh nghiệp lên hàng đầu, chúng tôi luôn mong muốn mang những giá trị đến với khách hàng trước, khách hàng phát triển thì tự khắc chúng tôi cũng sẽ có 1 vị thế nhất định
Tiềm lực, nội tại doanh nghiệp: Đối với marketing, tiềm lực nội tại của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, con người và bổ trợ trực tiếp cho mọi hoạt động truyền thông marketing.
Ví dụ: Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên kinh doanh mạnh, phủ khắp khu vực miền Trung và miền Nam, cùng với đó là nhà máy có năng lực sản xuất lớn so với các đối thủ cùng ngành. Có thể khai thác hoạt động truyền thông, trade marketing một cách dễ dàng .
Sản phẩm/dịch vụ sơ bộ: Tìm hiểu và nhận định sơ bộ về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Ví dụ: Sản phẩm chính của doanh nghiệp là bất động sản nghỉ dưỡng ở khu vực đông nam bộ, đặc biệt là tại Lâm Đồng.
2. Nhận định về thị trường và ngành
Tình hình chung của thị trường: Xem xét các yếu tố kinh tế vĩ mô, lãi suất, chính sách của chính phủ .. các yếu tố tác động trực tiếp đến ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Ví dụ: Thị trường bất động sản trong giai đoạn 20-2024 đang chững lại vì tình hình kinh tế suy thoái chung, tâm lý người tiêu dùng e ngại và các chính sách siết chặt. Nhưng đến 19/9/2024 FED công bộ hạ lãi suất, có thể đây là một tín hiệu tích cực đến dòng vốn cho ngành bất động sản từ nửa cuối 2024 trở đi.
Ngành và chu kỳ ngành: Bất cứ 1 ngành nào cũng có tính chu kỳ nhất định, tìm hiểu chu kỳ ngành để có thể lập kế hoạch marketing sát với tình hình hoạt động kinh doanh nhất có thể.
Ví dụ: Ngành xây dựng sẽ cao điểm vào giữa quý 3 đến hết quý 4. Từ đó hoạt động marketing phải tăng cường các chiến dịch hỗ trợ bộ phận kinh doanh từ đầu quý 3 một cách sâu rộng. Và trước đó từ quý 2 đã phải bắt đầu lên kế hoạch cụ thể.
Đối thủ cạnh tranh: Phân tích các đối thủ cạnh tranh chính và mức độ cạnh tranh trong ngành. Ở đây cần lưu ý đến 3 yếu tố cạnh tranh: kinh doanh, marketing và thương hiệu
Ví dụ: Ngành thời trang ở Việt Nam cạnh tranh mạnh về cả hoạt động kinh doanh và marketing nhưng không có 1 thương hiệu nào đặc biệt nổi bật mang tính chiếm lĩnh thị trường.
3. Sản phẩm/dịch vụ
Thông tin sản phẩm: nghiên cứu tìm hiểu sâu về sản phẩm/dịch vụ từ tính phân loại, danh mục, điểm khác biệt, giá sản phẩm, so sánh với các sản phẩm trên thị trường đến chi tiết thông số…..
Ví dụ: Doanh nghiệp cung cấp hai loại sản phẩm chính: đất nền và căn hộ dịch vụ vùng ven với ưu thế là pháp lý rõ ràng, diện tích lớn nhưng giá cao gấp 150-200% so với các dòng sản phẩm tương tự trên thị trường.
Giá và phân khúc: Xác định mức giá bán và phân khúc về giá.
Ví dụ: Phân khúc căn hộ cao cấp hướng đến các doanh nhân, người có thu nhập cao, sẵn sàng chi trên 5 tỷ đồng để mua hàng
Điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm/dịch vụ: Phân tích ưu và nhược điểm của sản phẩm/dịch vụ.
Ví dụ: Điểm mạnh là vị trí trung tâm và thiết kế hiện đại; điểm yếu là giá bán cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực.
Bao bì, đóng gói hoặc quy trình dịch vụ: bao bì tem nhãn mác đối với sản phẩm, quy trình đối với dịch vụ. Cần xem xét, nhận định để có phương án giải quyết nếu còn nhiều khuyết điểm
Ví dụ: bao bì thiếu tính thẩm mỹ, đóng gói đơn giản không gây ấn tượng ban đầu với khách hàng.
4. Insight khách hàng
Phân nhóm khách hàng: Xác định các nhóm khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng, khách hàng hình thành trong tương lai hay phân nhóm khách hàng theo sơ đồ kênh (áp dụng cho doanh nghiệp B2B có hệ thống đại lý).
Ví dụ: Khách hàng cũ là những người đã mua căn hộ của doanh nghiệp, khách hàng tiềm năng là những người quan tâm đang có nhu cầu mua sản phẩm ngay thời điểm hiện tại...
Insight chi tiết: Từ các nguồn thông tin, số liệu từ bên trong doanh nghiệp như data khách hàng, hành vi, thói quen mua hàng… dữ liệu từ các kênh marketing như tương tác, time on site, tương tác… và dữ liệu bên các nguồn bên ngoài như thống kê, báo cáo, các diễn đàn, hội nhóm… để đưa ra chân dung khách chi tiết cho từng nhóm khách hàng khác nhau.
Ví dụ: khách hàng mua hàng từ 20-25 tuổi chiếm doanh số 65% cả năm 2023, chỉ yếu là các bạn trẻ hiện đang làm sinh viên mua laptop để phục vụ nhu cầu học tập và chơi game.
Nội dung và kênh tiếp cận: Từ insight đưa ra định hướng các phân loại nội dung đối với từng nhóm khách hàng và những phân loại nội dung đó sẽ được cung cấp đến khách hàng thông qua kênh nào để tối ưu nhất.
Ví dụ: Các thông tin hữu ích giải quyết vấn đề dưới dạng bài post trên website và tiếp cận khách hàng thông qua SEO - phân loại nội dung này sẽ phục vụ chủ yếu cho nhóm khách hàng làm nam giới.
5. Nhận định về tình hình marketing của doanh nghiệp
Nhận định về nội dung: Đánh lại toàn bộ nội dung truyền thông trên tất cả các kênh để có phương án tối ưu, phát triển trong plan marketing.
Ví dụ: Nội dung không đủ thuyết phục khi không có định hướng rõ ràng, triển khai tự phát và chạy theo các hình thức nội dung của thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Nhận định về kênh marketing: Nhận định tổng quan về các kênh marketing, các vấn đề tồn đọng hoặc các điểm mạnh có thể tận dụng khai thác tối đa ở các kênh marketing đã triển khai. Ngoài ra, đề xuất bổ sung các kênh marketing tiềm năng nhưng chưa khai thác hoặc chưa triển khai.
Ví dụ: Hoạt động SEO đang có thứ hạng tốt nhưng chưa tận dụng điều hướng khách hàng qua các page có tính chuyển đổi cao như trang Shop hoặc 1 danh mục cụ thể. Ngoài ra, các kênh social chỉ hoạt động ở mức vừa phải, chưa khai thác hết.
Các vấn đề liên quan khác: Xác định tất cả các yếu tố liên quan khác như nhân sự, cơ sở vật chất, môi trường doanh nghiệp...
Ví dụ: Nhân sự đang thiếu vị trí quan trọng là designer nên các hình ảnh không được tối ưu và làm mới -> cần bổ sung graphic design trong cơ cấu nhân sự của phòng marketing trong giai đoạn sắp tới.
Kết luận và đề xuất sơ bộ: Đưa ra giải pháp và định hướng cải thiện về định hướng nội dung, định hướng phát triển kênh, nhân sự …
Ví dụ: Xây dựng định hướng nội dung rõ ràng cho từng phân loại nội dung content, hình ảnh, video. Ngoài ra, cần xây dựng lại bộ nhận diện thương hiệu vì bộ logo cũ đã quá lỗi thời và bất tiện khi sử dụng và in ấn.
6. Mục tiêu kinh doanh/marketing
Xác định mục tiêu doanh thu, thị phần, hoặc tăng trưởng khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn.
Ví dụ: Mục tiêu tăng trưởng doanh thu 20% trong năm 2024 với 200 căn hộ được bán ra.
Đặt ra mục tiêu marketing tương ứng.
Ví dụ: Tăng traffic của tất cả các kênh đạt 5000%, thu về lượng data tăng 300% so với 2023.
7. Kế hoạch xây dựng nội dung marketing
Định hướng nội dung: Xác định thông điệp cốt lõi, giọng điệu và phong cách.
Ví dụ: "xây dựng hình ảnh thương hiệu hướng đến giá trị sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng cùng với điểm mạnh là quy trình nghiên cứu và sản xuất sản phẩm có tính chuyên môn hoá cao và áp dụng nhiều ứng dụng công nghệ khoa học & kỹ thuật tiên tiến. Từ đó Monova sẽ đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong chuỗi cung ứng thực phẩm nói riêng và F&B nói chung. Thông qua định vị thương hiệu sẽ truyền tải trách nhiệm xã hội của Monova qua việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, pháp luật Việt Nam và quốc tế trong việc sản xuất nguyên vật liệu cho ngành thực phẩm. Trách nhiệm của Monova không chỉ với cộng đồng mà còn với những con người làm việc cho Monova, Monova luôn hướng tới tạo một môi trường làm việc năng động, sáng tạo và luôn có cơ hội đóng góp cho sự phát triển chung của Monova nói riêng và xã hội nói chung, để có được điều đó - sự minh bạch, công bằng luôn là những tiêu chí hàng đầu khi Monova xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Ngoài thị trường trong nước Monova còn hướng đến thị trường và người tiêu dùng trên toàn thế giới, từ đó nâng cao vai trò của doanh nghiệp cũng như khẳng định giá trị của con người Việt Nam. Tất cả nội dung của Monova phải bằng cách này hay cách khác sẽ truyền tải được những mục tiêu và mong muốn đó đến với người tiêu dùng, khách hàng hay bất cứ ai có quan tâm đến Monova nói riêng và những người trong ngành F&B nói chung"
Kế hoạch content: Phân loại các dạng nội dung cần xây dựng và định dạng hiển thị các loại content đó.
Ví dụ: bài viết thông tin hữu ích cho website với các chủ đề A B C. Content ngắn về sản phẩm để đăng tải lên Shopee, Social.
Kế hoạch media: Lên kế hoạch chi tiết cho từng loại hình ảnh, video cần sản xuất.
Ví dụ: ảnh flatlay, ảnh lookbook, ảnh quy trình, ảnh bao bì, ảnh đóng gói, video về doanh nghiệp, video nội bộ, video quy trình sản xuất.
Thiết kế và sáng tạo nội dung: Phát triển hình ảnh, thiết kế đồ họa và sáng tạo, làm mới các source nội dung.
Ví dụ: ảnh sản phẩm kèm key selling point, ảnh thiết kế theo concept, ảnh moodboard sản phẩm .
Kế hoạch chiến dịch: định hướng kế hoạch xây dựng các chiến dịch cho các giai đoạn của plan marketing.
Ví dụ: chiến dịch tương tác cho quý 1, chiến dịch trải nghiệm và chiến dịch kéo traffic cho Shopee trong quý 2, chiến dịch offline cho các hệ thống đại lý trong quý 3, chiến dịch bán hàng cho quý 4.
8. Kế hoạch phát triển kênh marketing
Định hướng xây dựng kênh: Liệt kê các kênh và phân loại kênh chủ lực, kênh bổ trợ hoặc kênh branding.
Ví dụ: Website và SEO sẽ là kênh chủ lực, social sẽ là kênh bổ trợ, shopee kênh bán hàng.
Kế hoạch chăm sóc và phát triển kênh: kế hoạch chăm sóc kênh, phát triển kênh trong từng giai đoạn.
Ví dụ: trong quý 1/2025 sẽ tập trung xây dựng lại giao diện website, tối ưu onpage và bổ sung lượng bài viết SEO. Song song là kế hoạch chăm sóc social ở mức cơ bản
9. Timeline triển khai
Timeline dài hạn: Mục tiêu chiến lược trong 3 năm 5 năm tùy tình hình thực tế nhưng thường sẽ là các mục tiêu mang tính chiến lược như lọt vào top 3 top 5 theo góc nhìn marketing hay mục tiêu xây dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Trong 3 năm tới, doanh nghiệp thành công xây dựng thương hiệu Neyul là một đơn vị cung cấp dịch vụ marketing uy tin hàng đầu tại Việt Nam.
Timeline trung hạn: Thông thường sẽ là timeline 1 năm, mục tiêu xử lý các vấn đề nền tảng, cốt lõi hoặc các vấn đề tồn đọng nghiệm trọng.
Ví dụ: ổn định phòng marketing, xây dựng được quy trình chăm sóc kênh, xây dựng nội dung hoàn chỉnh -> tạo tiền đề để qua năm thứ 2 phát triển.
Action plan: Lên kế hoạch hành động chi tiết. Cho từng quý từng tháng
Ví dụ: tháng thứ nhất lập và thống nhất kế hoạch, tháng thứ 2 hoàn thiện bộ máy nhân sự, bắt đầu chăm sóc và xây dựng kênh.
10. Kế hoạch nhân sự
Danh sách nhân sự: Liệt kê các vị trí cần thiết cho phòng marketing theo từng dại đoạn
Ví dụ: Trưởng phòng marketing, chuyên viên nội dung, chuyên viên quảng cáo, thiết kế đồ họa.
Chi phí nhân sự: Dự trù mức lương hoặc chi phí cho từng vị trí và lập kế hoạch dự chi ngân sách cho nhân sự theo từng quý và cả năm.
Ví dụ:
Vị trí |
Số lượng |
Trách nhiệm chính |
Chi phí nhân sự/tháng |
Trưởng phòng marketing |
1 |
Xây dựng và quản lý chiến lược marketing tổng thể Quản lý ngân sách và đội ngũ Báo cáo kết quả cho ban lãnh đạo |
15.000.000-20.000.000đ |
Nhân viên SEO |
1 |
Viết và quản lý nội dung blog Quản lý và tối ưu nội dung website và từ khóa |
10.000.000-12.000.000đ |
Graphic Design |
1 |
Chịu trách nhiệm về tất cả các thiết kế củ |
10.000.000-12.000.000đ |
TTS Content |
2 |
4.000.000-6.000.000đ |
|
Chuyên viên Content marketing |
2 |
Theo dõi và báo cáo hiệu quả chiến dịch social media Viết và quản lý nội dung social media |
16.000.000-20.000.000đ |
Tech Pr |
1 |
Chịu trách nhiệm về các nội dung về kỹ thuật, công nghệ của hoạt động marketing |
10.000.000-12.000.000đ |
65.000.000-82.000.000đ |
Công việc của từng nhân sự: Xác định rõ trách nhiệm và công việc của từng người.
Ví dụ: nhân viên SEO chịu trách nhiệm về kết quả thứ hạng từ khóa và chịu mọi trách nhiệm liên quan đến quản lý, quản trị và bảo mật website. Ngoài ra, SEOER sẽ hỗ trợ các công việc liên quan khác của phòng marketing trong phạm vi và khả năng cho phép.
11. Dự chi ngân sách
Ngân sách dài hạn: Dự báo ngân sách trong dài hạn để doanh nghiệp có thể chuẩn bị dòng tiền và và có kế hoạch về dòng tiền. Ở đây sẽ bao gồm cả ngân sách cho nhân sự và tất cả các hoạt động của phòng marketing.
Ví dụ: Dự chi 10 tỷ đồng cho hoạt động marketing trong 3 năm tới.
Ngân sách trung hạn: Ngân sách cho 1 năm hoạt động marketing.
Ví dụ: Dự trù 3 tỷ đồng cho hoạt động marketing trong năm 2024.
Ngân sách ngắn hạn: Phân bổ chi tiết ngân sách hàng tháng, hàng quý trong năm đầu tiên.
Ví dụ: Ngân sách cho quý 1/2024 là 700 triệu đồng bao gồm tất cả các khoản chi lớn nhỏ, chi tiết về nội dung và thời gian cho từng hạng mục.