Những yếu tố dẫn đến sự thất bại trong triển khai marketing
1. Nhân sự thay đổi liên tục
Một phần do quy trình tuyển dụng không chuyên nghiệp, JD công việc không rõ ràng dẫn đến ứng viên chưa hình dung được quy trình làm việc.
Thích nghi với công việc còn cần thời gian, thì để thích nghi với cách làm việc của mỗi người cũng cần thời gian. Nếu cứ thay đổi nhân sự liên tục trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc.
Ví dụ: Khi cùng một vị trí quản lý nhưng một tháng lại thay đổi nhân sự 3 lần, điều đó gây khó khăn cho nhân viên khó có thể hoàn thành tốt công việc khi cần trao đổi, chưa thích nghi được với tác phong làm việc của quản lý cũ đã phải thay đổi sao cho phù hợp với quản lý mới.
2. Thiếu động lực và gắn kết
Khi phải bỏ công sức và chất xám quá nhiều nhưng đổi lại công ty không có các phần thưởng để khích lệ tinh thần cũng như tổ chức các cuộc team building cùng nhau. Vì thế gây nên tình trạng nhân sự không hòa đồng, không đoàn kết, khó khăn trong lúc làm việc với nhau, không có động lực để phát triển thêm và khó gắn bó lâu dài được với nhân sự dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao.
3. Mục tiêu không rõ ràng
Mục tiêu là yếu tố quyết định đến mọi hoạt động của Marketing. Mục tiêu sai lệch sẽ dẫn chiến dịch đi vào bế tắc. Sai lầm phổ biến nhất là đặt mục tiêu ngoài tầm khả năng, thiếu tiềm lực, thiếu chuyên môn hoặc quá ngắn hạn.
Một số doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu quá tham vọng so với quy mô và nguồn lực hiện có
4. Mục tiêu không phù hợp với tiềm lực/năng lực doanh nghiệp.
Marketing đòi hỏi sự đầu tư nhiều về thời gian, tài chính, và nguồn nhân lực. Nhiều doanh nghiệp nhỏ thường gặp khó khăn trong việc phân bổ đủ nguồn lực cho các hoạt động marketing.
Thiếu kiến thức chuyên môn về phân tích thị trường, lựa chọn kênh phân phối và sáng tạo nội dung cũng là một trở ngại lớn. Việc không có đội ngũ chuyên môn vững mạnh khiến doanh nghiệp không thể tạo ra các chiến dịch hiệu quả.
5. Đặt mục tiêu với kỳ vọng quá cao
Nhiều doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu quá tham vọng so với quy mô và nguồn lực hiện có. Đặt mục tiêu quá cao, không thực tế sẽ khiến doanh nghiệp dễ nản lòng và bỏ cuộc giữa chừng.
Ví dụ, một startup muốn đạt được doanh số bằng một tập đoàn đa quốc gia trong vòng một năm là điều không tưởng.
6. Nhận định sai lầm dẫn đến mục tiêu không khả thi
Khi bắt đầu triển khai chiến dịch Marketing, nhiều doanh nghiệp đã mắc sai lầm trong việc đánh giá thị trường, xác định đối thủ cạnh tranh và phân tích khách hàng tiềm năng. Việc đánh giá sai lầm tiềm năng, nhu cầu và hành vi của khách hàng sẽ dẫn đến những chiến lược Marketing sai lầm, lãng phí nguồn lực và thời gian.
7. Mục tiêu quá ngắn hạn
Doanh nghiệp chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn mà quên mất mục tiêu dài hạn. Chỉ tập trung vào lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài cũng là một sai lầm phổ biến. Chiến dịch marketing ngắn hạn không xây dựng được thương hiệu, không tạo dựng lòng tin khách hàng, dẫn đến hiệu quả không bền vững.
Ví dụ: Thay vì đặt mục tiêu "trở thành thương hiệu số 1 Việt Nam trong 1 năm", hãy bắt đầu với mục tiêu "tăng nhận diện thương hiệu 10% trong 3 tháng đầu tiên".
8. Sản phẩm/ dịch vụ không phù hợp
Marketing không chỉ là việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ mà còn là việc giải quyết những vấn đề của khách hàng. Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn không đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng, dù bạn có đầu tư bao nhiêu tiền vào Marketing đi chăng nữa thì cũng sẽ không thành công.
Sản phẩm/dịch vụ tốt là nền tảng cho Marketing hiệu quả, nhưng không phải yếu tố quyết định. Sai lầm thường gặp là doanh nghiệp chỉ tập trung quảng bá sản phẩm nội trội mà không thấu hiểu nhu cầu khách hàng. Thông thường các doanh nghiệp sẽ bỏ qua việc xây dựng thông điệp Marketing phù hợp, đánh đúng vào nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ: Một công ty sản xuất điện thoại thông minh tung ra một mẫu điện thoại mới với camera siêu nét, nhưng lại bỏ qua những tính năng cơ bản như pin trâu, màn hình lớn. Điều này khiến sản phẩm không thu hút được khách hàng
9. Đầu tư dàn trải mà thu chẳng được bao nhiêu
Việc phân bổ ngân sách marketing một cách dàn trải có thể làm giảm hiệu quả của chiến dịch. Thay vì tập trung vào một vài kênh marketing hiệu quả, nhiều doanh nghiệp lại cố gắng thử nghiệm tất cả các kênh.
Việc phân bố marketing trên khắp các kênh online/offline mà không tập trung vào những kênh tiềm năng nhất, mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao. Điều đó sẽ dẫn đến lãng phí ngân sách mà không đạt được mục tiêu đề ra.
Ví dụ: Một doanh nghiệp vừa chạy quảng cáo Facebook, vừa chạy quảng cáo Google Ads, vừa làm SEO, vừa tổ chức các sự kiện offline... Kết quả là, doanh nghiệp không thể đo lường được hiệu quả của từng kênh và không biết nên tập trung nguồn lực vào đâu
Xem thêm: Chìa Khoá Giúp Doanh Nghiệp Thành Công Trong Kinh Doanh Và Marketing