3 Cách xây dựng website cho doanh nghiệp
Có rất nhiều cách để định nghĩa website những có thể hiểu đơn giản website như “trụ sở” của doanh nghiệp trên internet. Website phục vụ rất nhiều mục đích và có nhiều chức năng khác nhau tùy tình hình thực tế, ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Dựa theo các tiêu chí và vai trò của website thì có 3 cách xây dựng website cho doanh nghiệp
1. Xây dựng website wordpress
Là hình thức xây dựng website phổ biến dựa trên mã nguồn mở
Ưu điểm:
-
Dễ sử dụng
-
Chi phí thấp
-
Có cộng đồng hỗ trợ
-
Không tốn nhiều thời gian xây dựng
Nhược điểm:
-
Giao diện website khá “đại trà”
-
Website khó đáp ứng các yêu cầu về nhận diện thương hiệu
-
Website nặng
-
Tốc độ tải trang chậm
-
Website phát sinh rất nhiều Url rác
Chuẩn bị:
-
Cơ bản: tên miền, hosting
-
Theme - giao diện: có rất nhiều giao diện miễn phí hoặc các bên cung cấp giao diện có phí nhưng các giao diện này thường đại trà. Nếu có thể hãy mua theme trên Themeforest để có những giao diện lạ mắt và tránh “đụng hàng” ở thị trường Việt Nam
Xây dựng:
-
Cài đặt wordpress vào hosting (có thể nhờ bên cung cấp hosting hỗ trợ)
-
Tải lên theme và tiến hành cài đặt theme để sử dụng
-
Custom lại theme theo ý muốn
-
Bổ sung hình ảnh, content của doanh nghiệp
Lưu ý: nên tìm người/đơn vị để thuê triển khai thay vì tự triển khai nếu doanh nghiệp không rành về xây dựng website wordpress
2. Xây dựng website thủ công
Ưu điểm:
-
Giao diện độc quyền theo thiết kế
-
Tính nhận diện thương hiệu cao
-
Tối ưu được các yêu cầu phức tạp
Nhược điểm:
-
Cần có người có kiến thức phụ trách
-
Chi phí cao
-
Khó sử dụng
-
Tốn thời gian xây dựng
Các bước xây dựng website thủ công:
1. Thiết kế giao diện (UX/UI design)
2. Chốt thiết kế UX/UI cho website
3. Chuyển thiết kế UX/UI qua cho team Dev để code website hoàn thiện
4. Kiểm tra đánh giá (tester)
5. Đưa vào sử dụng
Lưu ý: xây dựng website thủ công khá phức tạp, ngoài 5 bước kể trên cần đưa ra mục tiêu, yêu cầu, thống nhất yêu cầu về SEO, yêu cầu về nhận diện thương hiệu, yêu cầu về code hoàn thiện và đòi hỏi sự hợp tác nhịp nhàng giữa các nhận sự phụ trách: UX/UI design, SEO-ER, Coder, Content…
3. Sử dụng các nhà cung cấp giải pháp đa nền tảng
Hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp này, các nhà cung cấp tiêu biểu tại thị trường Việt Nam có thể kể đến như: Haravan, Kiot Việt, Sapo, Nhanh.vn…
Ưu điểm:
-
Kho giao diện website đa dạng
-
Các giao diện đã được tối ưu qua nhiều năm phát triển của nhà cung cấp
-
Sử dụng dễ dàng các dịch vụ đi kèm như: quản lý kho hàng, đồng bộ với các sàn thương mại điện tử, chat bot…
Nhược điểm:
-
Chi phí cao
-
Bị phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn vị cung cấp
-
Website rất khó để chỉnh sửa theo ý
-
Website bị ảnh hưởng khi các đơn vị cung cấp bảo trì
-
Phát sinh nhiều chi phí
-
Rủi ro về bảo mật data khách hàng
Xây dựng website: Các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp các đơn vị cung cấp để được tư vấn nhưng hãy làm rõ các điều khoản hợp đồng, các chi phí phát sinh, thời gian sử dụng website…