Xu Hướng Đào Tạo Và Nuôi Dưỡng Nhân Sự Nội Bộ
Đào Tạo Và Nuôi Dưỡng Nhân Sự Nội Bộ là việc mà các doanh nghiệp tuyển dụng các nhân sự có tuổi tác và kinh nghiệm rất thấp để đào tạo, hướng dẫn họ trở thành các nhân viên chính thức, và từ đó tiếp tục phát triển lên các vị trí quản lý cấp trung thậm chí là cấp cao trong doanh nghiệp.
Như thế 1 nhân sự quản lý cấp trung trong một doanh nghiệp có thể là xuất phát điểm từ intern đi lên và sẽ gắn bó với doanh nghiệp một khoảng thời gian khá dài. Vậy việc đào tạo và nuôi dưỡng dẫn sự nội bộ như vậy sẽ cần gì và có những ưu điểm nào?
Đào tạo và nuôi dưỡng nhân sự nội bộ cần gì?
1. Ban lãnh đạo cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn
Để đào tạo nhân viên nội bộ của công ty cần rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, việc này cần thực hiện trong khoảng thời gian dài để đảm bảo nhìn thấy được tính khả thi của phương án “ kế hoạch phát triển nhân lực” mà doanh nghiệp đang hướng tới.
Ví dụ: Công ty công nghệ đề ra phương án đào tạo các kỹ sư trẻ qua từng đợt tuyển dụng thực tập sinh. Trong quá trình thực tập, nhân viên được bổ trợ chuyên môn chính, khả năng lãnh đạo, phát triển bản thân liên tục cùng với hệ thống đánh giá rõ ràng theo từng quý của doanh nghiệp. Tầm nhìn xa của lãnh đạo giúp lược bỏ những thứ rườm rà trong chương trình đào tạo cán bộ nhân sự và thúc đẩy môi trường lành mạnh, tiến bộ.
2. Đảm bảo đủ nguồn lực và tiềm lực của doanh nghiệp
Để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả các chương trình đào tạo nhân sự thì bộ phận nhân HR cần lưu ý tổ chức cần tự trang bị đầy đủ các nguồn lực cần thiết, gồm:
Tài liệu đào tạo: Cần chỉnh sửa và bổ sung tài liệu, giáo trình, không gây khó khăn trong việc tiếp cận và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của tổ chức.
Công nghệ: Hãy áp dụng một số công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ cho quá trình đào tạo diễn ra suôn sẻ hơn: (chẳng hạn hệ thống học trực tuyến hay phần mềm quản lý và đào tạo).
Cơ sở vật chất: Đảm bảo rằng phòng học có đầy đủ thiết bị học tập, đáp ứng tốt các yêu cầu đưa ra của các chương trình đào tạo.
3. Đưa ra kế hoạch đào tạo nhân sự bài bản.
Xây dựng một kế hoạch đào tạo nhân sự bài bản là điều cần thiết để phát triển năng lực nhân viên một cách mạnh mẽ. Kế hoạch này phải bao gồm lẫn dài hạn và ngắn hạn. Dưới đây là một trong những yếu tố quan trọng nên được xem xét trong kế hoạch đào tạo:
Xác định mục tiêu đào tạo cụ thể: Những mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn nhanh chóng hướng đến kết quả mong muốn.
Phân tích nhu cầu đào tạo: Căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên để nhận diện các kỹ năng cần được cải thiện.
Lập lịch đào tạo hợp lý: Phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và tổ chức các khóa học phù hợp với nhu cầu thực tế.
Đánh giá kết quả sau mỗi đợt đào tạo: Việc này giúp điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch đào tạo trong tương lai, đảm bảo tính hiệu quả cao nhất.
4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách bền vững
Để tập trung vào xây dựng văn hóa công ty, bộ phận nhân sự và ban lãnh đạo các cấp có thể xem xét các bước sau:
- Khoanh vùng và lan tỏa các giá trị cốt lõi của công ty.
- Thực hiện các hoạt động nhằm tạo sự gắn kết tuyệt đối giữa các bộ phận và phát triển một môi trường làm việc tích cực.
- Ngoài ra, cần tích hợp văn hóa doanh nghiệp vào quy trình tuyển dụng, hay đào tạo và đánh giá nhân viên.
- Đặc biệt hơn, cần khuyến khích sự sáng tạo, hay đổi mới và cải tiến liên tục mỗi một cá nhân trong tổ chức.
5. Xóa bỏ tư tưởng “chủ tớ” trong doanh nghiệp
Một môi trường tích cực là môi trường thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực, có sự công bằng và tự do thể hiện tính sáng tạo, hay có thể đóng góp ý tưởng mà không bị coi thường. HR là cầu nối giữa nhân viên và công ty trong việc xây dựng không gian làm việc, giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng, bất kể ở vị trí chức vụ nào. Điển hình như:
Tổ chức cuộc họp trực tiếp giữa các phòng ban: giúp mọi người tự do chia sẻ ý tưởng với nhau.
Không gian làm việc co-working space: khuyến khích sự cởi mở, thái độ giao tiếp tích cực của nhân viên.
Phối hợp giữa các nhóm: Đề cao tinh thần hợp tác giữa cả team giúp tăng cường hiệu quả làm việc nhóm thay vì lợi ích cá nhân và giảm thiểu tối đa xung đột.
Minh bạch trong đánh giá: Ghi nhận sự nỗ lực đóng góp của nhân viên, không quan trọng vị trí cấp bậc.
Lãnh đạo có tư duy hiện đại: Lãnh đạo sử dụng phương thức giao tiếp lịch sự và tôn trọng.
6. Nội dung phải bao gồm kiến thức về (kỹ năng mềm, văn hóa doanh nghiệp..)
Chương trình đào tạo cần được thiết kế một cách toàn diện, không những tập trung chuyên sâu vào kiến thức mà còn phải chú trọng đến việc phát triển kỹ năng mềm và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp. Nội dung chính mà bộ nhân sự có thể xem xét bao gồm:
Phát triển kỹ năng mềm:
Tích cực phát triển các kỹ năng như giao tiếp hay làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lãnh đạo (v..v).
Văn hóa doanh nghiệp:
Đối với văn hóa doanh nghiệp cần giới thiệu và truyền tải những giá trị hay nguyên tắc cũng như quy tắc ứng xử trong công ty, ngoài ra cần xây dựng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo.
Quản lý thay đổi:
Những kiến thức cần thiết cần phải bổ sung kịp thời để nhân viên có thể bắt kịp với sự thay đổi trong tổ chức cũng như trong ngành nghề, giúp nhân viên vững vàng trong công việc chuyên môn mà còn phát triển toàn diện trong môi trường làm việc hiện đại.
Thiết lập bảng đánh giá chất lượng đào tạo nhân sự
Để đánh giá chất lượng nhân sự có thực sự hiệu quả hay không? Thì việc áp dụng một hệ thống theo dõi và kiểm tra chương trình đào tạo là rất cần thiết. Một số tiêu chí cần phải đánh giá như: kết quả cải thiện rõ rệt trong năng lực của nhân viên sau kết thúc chương trình đào tạo, khả năng chuyển hóa kiến thức đã học được vào công việc thực tế.
Đưa ra cam kết từ ban lãnh đạo.
Lãnh đạo có thể cổ động tinh thần tuyệt đối của nhân sự bằng cách đưa ra sự cam kết mạnh mẽ vào chương trình đào tạo nhân sự: (tài chính, thời gian, nhân lực) cần phải chuẩn bị đủ. Thúc đẩy tiến trình đào tạo diễn ra liên tục, và tạo cơ hội cho nghề nghiệp của nhân viên được phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, còn đảm bảo sự đồng hành trực tiếp của ban lãnh đạo trong một số chương trình quan trọng.
Nhân sự đào tạo nội bộ sẽ được gì?
1. Đảm bảo chất lượng nhân sự
Khi nhân sự được doanh nghiệp tuyển chọn, đào tạo ngay từ ban đầu thì không có gì bàn cãi về chất lượng nhân sự, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ nhân sự đó thông qua quá trình gắn bó và làm việc, từ đó mà tránh được những rủi ro về chất lượng nếu tuyển dụng nhân sự mới 100%.
2. Đảm bảo sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
Không phải ai cũng có thể nhanh chóng hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, khi đào tạo nhân sự từ những bước đầu tiên, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng nhân viên sẽ hiểu được văn hóa công ty ngay từ đầu. Họ sẽ hiểu rõ văn hóa và mục tiêu mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Điều này giúp họ không chỉ làm việc hiệu quả mà còn đóng góp vào việc xây dựng một môi trường làm việc đoàn kết, gắn bó.
3. Đảm bảo kỹ năng cần có
Trong thực tế kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi chỉ tập trung vào việc nâng cao kỹ năng chuyên môn cốt lõi. Tuy nhiên, môi trường làm việc ngày nay đòi hỏi nhiều hơn thế. Ví dụ, nhân viên kinh doanh xuất sắc cần kết hợp kỹ năng bán hàng với hiểu biết về sản phẩm, phân tích thị trường và quản lý quan hệ khách hàng. Để đảm bảo nhân viên có đầy đủ kỹ năng cần thiết, doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình đào tạo toàn diện. Kết hợp giữa đào tạo nội bộ và các khóa học bên ngoài, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên áp dụng các kỹ năng mới vào công việc thực tế.
4. Đảm bảo nhân sự thấu hiểu về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ và khách hàng
Khi một nhân sự làm việc trong doanh nghiệp đủ lâu, trải qua các vị trí khác nhau thì điều đó dễ dàng giúp họ thấu hiểu những điều nhỏ nhất từ sản phẩm/dịch vụ, khách hàng và các yếu tố bên trong khác của doanh nghiệp.
5. Đảm bảo sự ổn định của nhân sự
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay rất đau đầu xử lý việc nhân sự mất ổn định. Nhảy việc, nhân sự không phù hợp… những điều này có thể ảnh hưởng nghiệm trọng đến các nhân sự liên quan, phòng ban và tập thể toàn doanh nghiệp.
Một nhân sự luôn duy trì sự ổn định là điều mà doanh nghiệp nào cũng hướng đến nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn sử dụng nhân sự dài hạn.
6. Đảm bảo sự phối hợp của nhân sự với tập thể và ngược lại
Cuối cùng, đào tạo nội bộ giúp tạo ra sự ổn định và phối hợp tốt trong tập thể. Khi làm việc nhịp nhàng với nhau, hiểu rõ được điểm mạnh, yếu của đồng nghiệp. Điều này tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc. Ví dụ, trong một dự án phát triển phần mềm, các lập trình viên đã quen việc cùng nhau sẽ "bắt sóng" nhanh hơn, giảm thiểu sai sót.