Vai trò của cửa hàng, trụ sở kinh doanh trong marketing
Cửa hàng và trụ sở kinh doanh là những điểm chạm trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Chính vì vậy, việc tối ưu hóa không gian và trải nghiệm tại đây là điều vô cùng quan trọng trong chiến lược marketing của mọi doanh nghiệp
1. Phục vụ nhu cầu tư vấn trực tiếp
Nhiều khách hàng vẫn muốn chạm và cảm nhận sản phẩm trước khi mua hoặc thử để đảm bảo sản phẩm vừa vặn. Đa số khách hàng đều muốn nghe lời khuyên và cần nhận được sự tư vấn khi vấn khi mua sản phẩm vì mỗi khách hàng đều có một nỗi lo và mong muốn khác nhau. Việc tư vấn trực tiếp sẽ giúp họ dễ giao tiếp và quan sát tình trạng của người sử dụng hơn góp phần thúc để được quá trình mua hàng của khách.
2. Phục vụ nhu cầu mua hàng trực tiếp
Có một sự thật là mọi người không chỉ đến trung tâm thương mại vì nhu cầu mua sản phẩm họ cần. Nhiều lần, họ đến đó chỉ để mua sắm. Nhiều tâm lý của người mua hàng khi cần mua thứ gì đó họ sẽ ưu tiên cửa hàng gần nhà của họ để ghé qua ở tại cửa hàng họ có thể trực tiếp nhìn và dùng thử sản phẩm mà họ quan tâm không cần phải mất thời gian trong qua việc chờ sản phẩm đang được vận chuyển đến họ.
3. Tăng độ uy tín cho doanh nghiệp
Khách hàng tin tưởng các thương hiệu có sự hiện diện vật lý. Dù các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến thì với sự có mặt của các hàng vật lý vẫn quan trọng để xây dựng lòng tin với khách hàng. Cộng thêm đội ngũ nhân viên thân thiện và hữu ích cũng giúp tăng độ uy tín xây dựng lòng trung thành của khách hàng, đảm bảo rằng khách hàng sẽ quay lại nhiều lần. Về mặt kinh doanh, các cửa hàng bán lẻ cho phép tiếp cận lượng khách hàng có thể bị thị trường trực tuyến làm nản lòng.
4. Nâng cao doanh số
Mặc dù thương mại điện tử rất phổ biến, nhưng tương tác giữa con người vẫn rất quan trọng. Ngay cả khi doanh số bán hàng trực tuyến tăng lên, các cửa hàng vẫn đẩy phần lớn hàng hóa ra khỏi cửa hàng. Đặc biệt quan trọng đối với các nhà sản xuất, vì họ cần tạo và bán hàng với số lượng lớn để doanh nghiệp có thể tiết kiệm.
5. Khẳng định sự cạnh tranh
Mỗi ngành hàng, doanh nghiệp đều có đối thủ chúng ta cũng thường thấy những thương hiệu là đối thủ của nhau thường đặt trụ sở, cửa hàng cạnh nhau. Vì mọi doanh nghiệp tương tự đều hoạt động theo cùng một tư duy nên họ sẽ cạnh tranh với nhau. Cuối cùng khiến các doanh nghiệp tương tự kết thúc trong một cụm tại một thời điểm nào đó. Việc đó gia tăng cũng như thúc đẩy sự cạnh tranh của các thương hiệu. Hơn hết cũng là một cách để tăng độ nhận diện. Bằng cách có nhiều cửa hàng trong cùng một khu vực, các doanh nghiệp có thể cùng nhau thu hút nhiều khách hàng hơn và hưởng lợi từ lượng khách bộ hành tăng lên nói chung.
6. Branding
Thương hiệu mạnh tạo ra sự nhận diện ngay lập tức giữa những người tiêu dùng. Việc đặt cửa hàng vật lý khách hàng nhìn thấy logo, màu sắc hoặc cách bố trí cửa hàng của bạn, họ sẽ biết ngay đó là thương hiệu của bạn. Xây dựng cửa hàng giúp định vị cửa hàng của bạn trong thị trường. Nó giúp thương hiệu truyền đạt bạn là ai, bạn đại diện cho điều gì và đối tượng mục tiêu của bạn là ai.
7. Làm “tư liệu” cho các hoạt động marketing kinh doanh khác: sự kiện, chụp ảnh…
Việc các cửa hàng,trụ sở có thể dùng để làm tư liệu cho các hoạt động marketing họ có thể dùng nó tạo lên các nội dung shop decor, các mặt hàng trưng bày. Ngoài ra họ có thể linh hoạt dùng nó làm tư liệu trong các hình ảnh, video chiến. Lợi ích của nó cho marketing khá phong phú có thể giúp thương hiệu tiết kiệm chi phí.