Phân bổ ngân sách phòng marketing sao cho phù hợp
Ngân sách marketing được xem là “khung sườn” giúp cho doanh nghiệp không vượt quá chi tiêu trong các hoạt động marketing. Sau đây là những nguồn lực cần được phân bố ngân sách một cách hợp lý để đạt được mục tiêu đề ra.
1. Ưu tiên chi phí nhân sự
Tùy vào mục tiêu đề ra khi setup phòng marketing thì nhân sự là yếu tố quan trọng, sẽ có những vị trí bắt buộc phải có và những vị trí có thêm để hỗ trợ công việc, số lượng nhân viên tùy vào ngân sách của doanh nghiệp khi chi trả cho nhân sự.
Ví dụ: Đây là bảng các vị trí cần có và bảng lương khi setup một phòng marketing cho một doanh nghiệp về du lịch
Ngoài ra, còn có những vị trí khác như: Tech Pr hỗ trợ về các vấn đề kỹ thuật, công nghệ trong marketing, thực tập sinh hỗ trợ hoặc bồi dưỡng nhân viên có tiềm năng để trở thành nhân viên công ty hoặc hỗ trợ những công việc nhẹ khác, nhân viên SEO chuyên về các công việc quản lý các nội dung và tối ưu website cho doanh nghiệp,...
2. Chi tiêu cho các khoản chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao
Tùy đặc thù từng doanh nghiệp, thương hiệu thì sẽ có những khoản chi marketing khác nhau, nhưng có thể kể đến một số hạng mục có chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao như:
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu tốt
- Tổ chức các mini game, workshop
- Livestream thu hút nhiều người tham gia và quan tâm đến doanh nghiệp
3. Đầu tư xây dựng nội dung
Người tiêu dùng hiện nay rất sáng suốt trong việc chọn lọc nội dung trước khi xem, nắm bắt được điều đó doanh nghiệp phải đầu tư nhiều “chất xám” vào những nội dung mà mình tạo ra.
Ngoài đầu tư “chất xám”, doanh nghiệp cần phải đầu tư về các công nghệ hiện đại để hỗ trợ như điện thoại, máy ảnh, đèn, mic, phòng studio,...Hình ảnh/video cũng cần được đầu tư về ngoại cảnh, màu sắc, độ nét, con người, sản phẩm,...để có thể cho ra những nội dung chỉn chu nhất.
4. Các khoản chi mang tính chất dài hạn (website/bộ nhận diện thương hiệu)
Doanh nghiệp nên cân nhắc đầu tư vào các hạng mục có tính chất dài hạn, đầu tư 1 lần nhưng sử dụng lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp. Không hẳn là chi phí ban đầu sẽ thấp nhưng về lâu dài theo tầm nhìn phát triển của doanh nghiệp thì sẽ là những khoản chi tiêu cực kỳ tiết kiệm.
Ví dụ như website đầu tư với chi phí 20, 30 hay 50 triệu nhưng có vòng đời sử dụng lên đến 3 năm, 5 năm -> chi phí hằng tháng doanh nghiệp bỏ ra chỉ từ 500.000-1.000.000đ
5. Các hạng mục phát triển kênh
- Quảng cáo
Hiện nay có rất nhiều hình thức quảng cáo để doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng nhanh hơn như: Social, Truyền hình Tivi, Banner, Báo chí, sàn thương mại điện tử, TVC,...Mỗi kênh sẽ có những khoảng chi phí bắt buộc doanh nghiệp phải bỏ ra để có thể chạy quảng cáo trên các nền tảng mà mình muốn.
Từ đó, doanh nghiệp phải biết chọn lọc kỹ càng các kênh mà mình muốn tập trung làm quảng cáo, tránh rải rác và phung phí ngân sách vào những kênh không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
nhất về hình thức cũng như ý nghĩa muốn truyền tải đến với người dùng.
- Phát triển kênh
Một vài kênh social, SEO/Website hiện nay vừa là kênh để nắm thông tin vừa có thể mua hàng. Doanh nghiệp có thể đưa ra nguồn ngân sách hợp lý để tiếp cận người dùng bằng cách phát triển những kênh social, kích thích khách hàng và để lại ấn tượng bằng cách triển khai những chiến dịch, quảng cáo.
Xem thêm: Kế hoạch xây dựng và chăm sóc kênh marketing