Các Bước Xây Dựng Và Chăm Sóc Kênh Marketing Hiệu Quả
Trong thế giới marketing luôn thay đổi không ngừng, việc xây dựng và chăm sóc kênh một cách hiệu quả là chìa khóa để đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Bài viết này Neyul sẽ cùng bạn tìm hiểu cách xây dựng một kế hoạch marketing, từ hình ảnh, video cho đến content, đồng thời chia sẻ những bước chăm sóc kênh hiệu quả cho các kênh social.
1. Xác định kênh
Điều đầu tiên là xác định kênh doanh nghiệp bạn muốn hướng tới. Đó là kênh nào Facebook, Instagram, TikTok, website, trade marketing, marketing điểm bán. Mỗi kênh có những đặc điểm riêng, phù hợp với những đối tượng khách hàng khác nhau, mục tiêu khác nhau.
Xác định kênh marketing có bước cơ bản nhau sau
-
Bước 1 xác định: xác định tất cả các kênh marketing sẽ triển khai.
-
Bước 2 phân loại: phân loại chức năng của từng kênh tuỳ đặc thù của từng ngành nghề.
-
Bước 3 vai trò cụ thể: với chức năng đã được phân loại thì kênh đó sẽ đóng vai trò cụ thể là gì trong chiến lược marketing.
Ví dụ 1: Dựa vào hình ảnh trên nếu doanh nghiệp bạn chọn Website làm kênh marketing chính để chuyển đổi thì cần phải xác định được vai trò của kênh là nơi để khách hàng tìm đến để tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ của bạn thông qua những bài SEO
Ví dụ 2: Nếu bạn bán sản phẩm hướng tới tệp khách hàng là giới trẻ thì Instagram và TikTok sẽ là những lựa chọn tuyệt vời.
2. Take list công việc cụ thể cho từng kênh marketing
Mỗi kênh sẽ có nhiệm vụ khác nhau. Đừng nghĩ lấy nội dung từ Facebook sang Instagram là xong. Mỗi nền tảng sẽ có vai trò riêng, bạn phải biết cách sử dụng sao cho phù hợp:
Facebook: là một kênh marketing phổ biến và cơ bản nhất hiện nay, nơi mà doanh nghiệp/thương hiệu có thể cập nhật tất cả các hoạt động, thông tin, sản phẩm/dịch vụ… tuỳ từng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ thì đây là kênh marketing chủ lực mang về traffic, khách hàng cũng như doanh số cho doanh nghiệp.
Facebook không chỉ có fanpage mà có rất nhiều công cụ, tính năng khác nhau mà người làm marketing có thể tận dụng như: facebook group, facebook ads…
Instagram: thông thường đây chỉ là kênh marketing bổ trợ hoặc mang tính branding thương hiệu, hãy cố gắng cập nhật hình ảnh mang tính nghệ thuật cao để phù hợp với nền tảng. Đặc thù của những người sử dụng instagram không nhiều nhưng khá chất lượng hoặc có con mắt thẩm mỹ nhất định… hay đơn giản là “những người hướng nội sử dụng mạng xã hội”
TikTok: Nơi lý tưởng để tạo ra những nội dung viral, thu hút lượng lớn người xem. Đây là một nền tảng để doanh nghiệp tăng tương tác với khách hàng bằng những ý tưởng marketing thông qua những video ngắn.
Website: chọn từ khóa tối ưu SEO tăng tính nhận diện cho thương hiệu và tăng độ uy tín cho doanh nghiệp
Lấy ví dụ cụ thể doanh nghiệp của bạn là brand thời trang nữ lên kế hoạch công việc cần làm cho kênh facebook như nội dung là gì và mục tiêu của nội dung đó để làm gì để tăng độ tương tác với khách hàng.
Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc social
3. Xác định timeline cho kênh marketing
Timeline trung hạn (3-6 tháng):
Đánh giá hiệu quả của các chiến dịch, chạy quảng cáo các chính dịch nhỏ
-
Tối ưu nội dung dựa trên phân tích dữ liệu
-
Mở rộng reach trên các kênh chính
-
Thử nghiệm 1-2 kênh mới tiềm năng
-
Xây dựng chiến lược remarketing
Timeline dài hạn (6-12 tháng):
Ngồi xuống đánh giá xem kênh nào hiệu quả, kênh nào nên ít tập trung vào và kênh nào nên đầu từ nhiều vào
-
Nhìn lại toàn cảnh: kênh nào ăn khách, kênh nào thất sủng
-
Tập trung "bơm" tiền vào kênh hiệu quả nhất
Timeline ngắn hạn (1-3 tháng):
Tập trung vào việc xây dựng nhận diện thương hiệu trên các kênh xã hội, chạy các chiến dịch quảng cáo nhỏ lẻ để thu hút khách hàng.
-
Dựng kênh cơ bản: web, fanpage, tài khoản mạng xã hội
-
Tạo nội dung ban đầu, xây dựng nhận diện thương hiệu
-
Hãy thử nghiệm các format nội dung khác nhau