Những vấn đề đáng lưu ý khi sử dụng marketing đa kênh
Marketing đa kênh là hoạt động giúp cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ với khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau. Tuy nhiên nếu biết sử dụng thì marketing đa kênh sẽ mang đến một giá trị to lớn mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn và ngược lại, việc làm dụng quá nhiều sẽ gây ra những vấn đề “ngầm” mà về sau doanh nghiệp phải suy nghĩ giải pháp để giải quyết vấn đề lạm dụng quá nhiều về marketing.
1. Nguồn lực bị “chia nhỏ”
Để đảm bảo vấn đề chăm sóc khách hàng kỹ càng, quản lý đa kênh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn nhân sự “dồi dào” để đáp ứng với lượng khách hàng của mỗi kênh. Việc không xử lý thông tin hay xử lý vấn đề mà khách hàng phản hồi một cách nhanh chóng cũng dẫn đến khách hàng không hài lòng và “rời xa” doanh nghiệp.
2. Tiềm lực tài chính yếu
Marketing đa kênh đòi hỏi một một nguồn ngân sách lớn để duy trì hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau. Nếu tài chính yếu, dẫn đến việc duy trì các kênh không ổn định. Dẫn đến việc truyền tải thông tin, sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng bị gián đoạn.
Xem thêm: Tiềm Lực, Nguồn Lực Quyết Định Sự Thành Bại Của Marketing
3. Nhân sự phụ trách
Mỗi kênh marketing đều có đặc thù riêng, do đó cần có những nhân sự am hiểu, phụ trách chuyên từng mảng để đảm bảo hiệu quả chiến dịch, chống triển khai chiến dịch lang mang, không thu được hiệu quả cao.
4. Tầm nhìn ngắn hạn
Để có thể quản lý marketing đa kênh đòi hỏi doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn và lâu dài để định hướng được chiến lược khi triển khai và điều chỉnh kịp thời.
5. Tăng áp lực quản lý
Nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh marketing dẫn đến tình trạng khó quản lý vấn đề không đồng bộ thông tin, giá cả, hàng hóa,...hậu quả không kiểm soát được lượng hàng hóa, tồn kho,... gây mất thiện cảm và tính chuyên nghiệp.
6. Nội dung ít sáng tạo
Việc sử dụng và duy trì các kênh marketing cần phải có sự đầu tư kỹ càng về mặt nội dung, đòi hỏi nguồn nhân sự phải thường xuyên cập nhật xu hướng mới, có tư duy sáng tạo tốt, đảm bảo nội dung luôn mới mẻ, nếu không sẽ xảy ra vấn đề nội dung trùng lặp, gây nhàm chán với khách hàng.
Ví dụ: Cùng một chương trình sử dụng cho nhiều kênh và còn lặp lại các nội dung gây sự nhàm chán.