Kinh doanh và marketing mang yếu tố dân tộc
Marketing mang yếu tố dân tộc là một chiến lược marketing để trở nên khá “nóng” trong những năm gần đây thông qua việc tập trung khai thác các yếu tố văn hóa, lịch sử, và con người của một quốc gia. Để triển khai cần hiểu rõ văn hóa, truyền thống, và lịch sử của quốc gia, từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược marketing phù hợp và tạo sự ủng hộ, kết nối chặt chẽ với người tiêu dùng đề cao yếu tố dân tộc.
Dưới đây là ba yếu tố chính trong chiến lược Marketing mang yếu tố dân tộc:
1. Văn hoá và truyền thống dân tộc
Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán riêng. Marketing mang yếu tố dân tộc cần phải tôn trọng và sử dụng các yếu tố văn hóa truyền thống để thu hút khách hàng. Một vài cách tiếp cận gồm:
- Sử dụng biểu tượng văn hóa: Các biểu tượng, hình ảnh, hoặc phong cách đặc trưng của văn hóa dân tộc như trang phục truyền thống, lễ hội, ẩm thực có thể được đưa vào trong thiết kế sản phẩm, nội dung truyền thông, chiến dịch quảng cáo để gây ấn tượng với người tiêu dùng.
- Khai thác yếu tố lễ hội, dịp lễ quan trọng: Các ngày lễ và sự kiện truyền thống là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra những chiến dịch marketing đầy ý nghĩa. Ở Việt Nam, những dịp như Tết Nguyên đán, ngày 30/4 hay Ngày Quốc khánh là thời điểm lý tưởng để xây dựng các hoạt động marketing gắn liền với tình cảm và lòng tự hào dân tộc. Những chiến dịch này không chỉ tăng doanh số mà còn tạo nên hiệu ứng và sự ủng hộ đông đảo người dân Việt Nam.
- Bảo vệ và thúc đẩy giá trị truyền thống: Doanh nghiệp có thể đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ và quảng bá các giá trị văn hóa. Điều này có thể thực hiện thông qua các chương trình bảo tồn di sản, tổ chức các sự kiện tôn vinh nghệ thuật truyền thống, hay hỗ trợ các làng nghề thủ công. Những hoạt động này không chỉ tạo thiện cảm từ cộng đồng mà còn xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn liền với trách nhiệm xã hội.
Ví dụ: Chiến dịch "trao tết sum vầy, yêu thương đong đầy" của Vietnam Airlines không chỉ đơn thuần là chương trình khuyến mãi. Bằng cách tặng vé máy bay cho công nhân xa quê, hãng hàng không quốc gia đã chạm đến trái tim người Việt với thông điệp về sự đoàn tụ - một giá trị cốt lõi trong văn hóa truyền thống.
2. Lịch sử của quốc gia
Lịch sử của một quốc gia có thể tác động sâu sắc đến tâm lý và hành vi tiêu dùng. Khi marketing hướng đến yếu tố lịch sử, doanh nghiệp có thể nhắm đến việc kết nối với lòng tự hào dân tộc hoặc các giá trị lịch sử.
- Tôn vinh các nhân vật hoặc giai đoạn lịch sử: Doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến dịch lấy cảm hứng từ các nhân vật lịch sử nổi tiếng, biểu tượng của sự kiên cường, đoàn kết hoặc các giá trị mà người dân tôn thờ.
- Khai thác các sự kiện lịch sử: Sử dụng những sự kiện lịch sử quan trọng, như các chiến thắng vĩ đại hoặc các cuộc cách mạng, để khơi gợi lòng tự hào dân tộc và thúc đẩy mối liên kết sâu sắc giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
Ví dụ: Chiến dịch TVC quảng cáo của Bitis vào năm 2000 “ Nâng niu bàn chân Việt” đã tới một chiến dịch mang ý nghĩ dân tộc và phản ánh các giai đoạn lịch sử thăng trầm của Việt Nam
3. Con người của quốc gia
Mỗi quốc gia có những đặc trưng riêng về tính cách, lối sống và thói quen tiêu dùng của người dân. Hiểu rõ những yếu tố này giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm và cách tiếp thị sao cho phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng cụ thể.
Tập trung vào giá trị cộng đồng: Đối với các quốc gia coi trọng mối quan hệ gia đình và cộng đồng, chiến dịch marketing có thể nhấn mạnh vào các giá trị đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ trong gia đình. Điều này tạo ra sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng.
Phù hợp với thói quen tiêu dùng: Mỗi quốc gia có những thói quen mua sắm khác nhau. Người Việt thường chuộng các sản phẩm thiết thực và giá cả hợp lý, đặc biệt là hàng khuyến mãi hoặc giảm giá. Vì vậy, cùng một sản phẩm nhưng khi tiếp cận từng thị trường, doanh nghiệp cần thay đổi cách quảng bá cho phù hợp với tâm lý người mua.
Sử dụng hình ảnh mang tính địa phương: Trong các chiến dịch truyền thông, việc lựa chọn người mẫu, diễn viên hoặc những người có sức ảnh hưởng mang đậm hình ảnh và phong cách của quốc gia sẽ giúp chiến dịch trở nên gần gũi và dễ nhận diện hơn.
Ví dụ: Khi muốn giới thiệu một thương hiệu thời trang mới tại Việt Nam, doanh nghiệp có thể hợp tác với các nhà thiết kế Việt Nam để tạo ra những bộ sưu tập mang đậm phong cách Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, chẳng hạn như các KOLs, nghệ sĩ, hoặc vận động viên nổi tiếng.
Lấy ví dụ thực tế về ngành du lịch: Khi quảng bá về Hội An, họ thường kể về lịch sử của thương cảng cổ và những nét văn hóa đặc trưng như đèn lồng, ẩm thực, giúp du khách cảm thấy được trải nghiệm văn hóa địa phương độc đáo và đậm chất bản sắc.