Hướng Dẫn Sử Dụng Đèn Chụp Ảnh Sản Phẩm Hiệu Quả
Photography (nhiếp ảnh) xuất phát từ tiếng Hy Lạp, kết hợp giữa “phōtós” nghĩa là “Ánh sáng” và “graphé” nghĩa là “Vẽ”. Điều này cho thấy ánh sáng là yếu tố tiên quyết để tạo nên một bức ảnh đẹp. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn sử dụng các loại đèn chiếu sáng để việc chụp ảnh sản phẩm được hiệu quả.
I. Tại Sao Cần Sử Dụng Đèn Chụp Ảnh
Hiện nay, ngoài việc tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, sự phổ biến và đa dạng các loại đèn chụp ảnh đã bổ trợ rất nhiều cho các nhiếp ảnh gia để tạo nên một bức ảnh sản phẩm đẹp. Các lợi ích cụ thể bao gồm:
Thể hiện rõ độ chi tiết và sắc nét
Khi chụp ảnh sản phẩm, điều quan trọng là cần thể hiện rõ được chủ thể. Việc sử dụng đèn flash nhằm cung cấp đủ ánh sáng cho máy ảnh bắt trọn toàn bộ chi tiết cũng như đảm bảo chất lượng hình ảnh..
Tái hiện, thay đổi màu sắc
Đôi khi ánh sáng môi trường không phù hợp với màu sắc của sản phẩm, nhiếp ảnh gia có thể sử dụng đèn flash để tăng saturation (độ rực rỡ) hay đèn led màu để thay đổi màu sắc của môi trường sao cho đồng nhất với sản phẩm.
Xử lý vùng sáng, vùng tối
Bên cạnh chủ thể, việc điều chỉnh vùng sáng, tối hợp lý sẽ giúp hình ảnh thêm chiều sâu, góp phần làm bật lên sản phẩm. Nhiếp ảnh gia có thay đổi hướng, cường độ ánh sáng của đèn để điều tiết hoặc xóa đi các vùng.
II. Một Số Loại Đèn Chụp Ảnh Sản Phẩm Phổ Biến
Đèn Speedlight
Ưu điểm:
-
Nhỏ gọn, người sử dụng có thể mang theo bất kỳ đâu
-
Tính linh hoạt cao, có thể dễ dàng xoay góc và điều chỉnh hướng của đèn
-
Tương thích, có thể gắn lên trực tiếp với hầu hết các loại máy ảnh
-
Giá thành không quá mắc, có nhiều phân khúc tùy vào nhu cầu và ngân sách.
Hạn chế
-
Ánh sáng chỉ hiện khi nhấn chụp, gây khó khăn khi điều chỉnh ánh sáng phù hợp, đặc biệt là với người mới.
-
Còn giới hạn cường độ ánh sáng so với các loại đèn cỡ lớn, hạn chế ở môi trường thiếu sáng nhiều hoặc ánh sáng không đồng đều.
Đèn Led
Ưu điểm:
-
Ánh sáng ổn định, có thể chiếu liên tục trong thời gian dài mà không tỏa nhiệt nhiều.
-
Tuổi thọ cao cùng với mức điện năng tiêu thụ thấp
-
Có thể điều chỉnh cường độ ánh sáng và phổ màu sao cho phù hợp với mục đích chụp ảnh.
-
Có thể sử dụng được ở cả không gian hẹp và rộng
Hạn chế:
-
Cường độ ánh sáng không quá lớn vì vậy sẽ gặp khó khăn ở môi trường thiếu sáng.
-
Giá thành cao, nếu sử dụng loại giá thành thấp sẽ không đảm bảo công suất và chất lượng khi chụp
Ring light (Đèn tròn)
Ưu điểm:
-
Tạo ánh sáng đồng đều bao phủ vật thể, phù hợp chụp các sản phẩm nhỏ
-
Đã có thể sở hữu với mức giá từ 300 nghìn đồng, các loại tốt nhất cũng chỉ từ 3 - 5 triệu đồng.
Hạn chế:
-
Kích thước hạn chế, không phù hợp khi chụp các sản phẩm lớn.
-
Dễ gây hiện tượng phản chiếu trên các bề mặt bóng, làm mất chi tiết sản phẩm.
-
Do tạo ánh sáng đều nên sẽ thiếu contrast (độ tương phản) nếu muốn bức ảnh có chiều sâu.
-
Thiếu tính linh hoạt, phải điều chỉnh thủ công khi muốn đổi hướng ánh sáng.
Bên cạnh các loại đèn trên, còn rất nhiều loại đèn khác như đèn strobe, đèn continuous,... Tuỳ vào concept, sản phẩm, ngân sách mà người chụp ảnh có thể lựa chọn loại đèn phù hợp.
III. Cách Sử Dụng Đèn Chụp Ảnh Sản Phẩm Hiệu Quả
Xác định concept dựa trên sản phẩm sẽ chụp
Việc lựa chọn concept dựa trên sản phẩm rất quan trọng, từ việc quyết định chụp outdoor (ngoài trời) hay trong studio đến các vấn đề chi tiết như phong cách chụp, màu sắc chủ đạo,... sao cho đúng với đặc điểm của sản phẩm hay tính cách của thương hiệu. Từ đó, người chụp ảnh sẽ lựa chọn loại đèn phù hợp và có thể chuẩn bị setup buổi chụp tốt hơn.
Setup đèn chụp ảnh
Bước 1: Lựa chọn loại đèn
Sau khi xác định được concept chụp, người chụp ảnh sẽ chuẩn bị các loại đèn chụp ảnh phù hợp. Ví dụ như
-
Chụp sản phẩm nhỏ như nhẫn: Có thể sử dụng Ring light hoặc Led panel để ánh sáng được mềm mại, tỏa đều và không đổ bóng quá nhiều.
-
Chụp sản phẩm lớn như ô tô: Cần dùng đèn Strobe lớn để ánh sáng đủ mạnh, chiếu sáng đều và làm nổi bật chi tiết của ô tô.
Bước 2: Sắp xếp bố cục bức ảnh
Việc sắp xếp bố cục bức ảnh khoa học rất quan trọng, cần ưu tiên làm nổi bật sản phẩm và sau đó có thể có các chi tiết khác bổ trợ nhưng hạn chế che hoặc làm chìm mất chủ thể. Có thể dựa trên những quy tắc sau để tham khảo:
-
Sử dụng không gian âm (negative space) tức là khoảng trống trong bình ảnh khi cần thiết để dồn sự chú ý vào sản phẩm.
-
Đường chân trời (horizon straight) cần thẳng để người nhìn cảm giác thuật mất mà không bị khó chịu bởi sự mất cân xứng, méo mó. Bạn cũng có thể phá vỡ quy tắt này nhưng hãy đảm bảo tính nghệ thuật và có chủ đích.
Bước 3: Setup vị trí đèn chụp
Tiếp theo là bố trí đèn chụp dựa trên góc chụp như xa, cận, trung,... hướng chụp (đối diện, dưới lên, nghiêng) để đảm bảo ánh sáng đến bức ảnh tốt nhất có thể.
Bước 4: Điều chỉnh thông số đèn
Cuối cùng là thay đổi các thông số, chỉ số đèn trước khi chụp và tinh chỉnh lại phù hợp với từng shot ảnh khác nhau ví dụ như 2 yếu tố chính sau:
-
Cường độ ánh sáng (Brightness/Power): Là chỉ số quyết định độ sáng tối của bức ảnh, khi điều chỉnh tránh việc thiếu sáng hoặc làm chói sản phẩm.
-
Nhiệt độ màu (Color Temperature): Dao động từ 1000k đến 20.000k, việc điều chỉnh thông số này sẽ cho bức hình có cảm giác ấm, trung tính hoặc lạnh tùy vào mức thay đổi.
Sử dụng các thiết bị bổ trợ
Bên cạnh đèn chiếu sáng, người chụp ảnh có thể cân nhắc sử dụng các thiết bị bổ trợ như:
-
Softbox giúp làm mềm ánh sáng, tạo ánh sáng đồng đều và giảm bóng.
-
Tấm phản chiếu (bouncer) giúp phản chiếu ánh sáng vào các góc tối của sản phẩm.
-
Ô khuếch tán (umbrella) có tác dụng khuếch tán ánh sáng, giúp ánh sáng không quá gắt mà tỏa đều hơn.
Những thiết bị này giúp bạn kiểm soát tốt hơn ánh sáng trong buổi chụp và mang đến bức ảnh sắc nét, chuyên nghiệp hơn.
Xem thêm:
Những lưu ý khi chụp ảnh mỹ phẩm trong doanh nghiệp
Công cụ và thiết bị cần có để tạo nên một bức hình sản phẩm đẹp