Theo báo cáo vào năm 2023 của Newzoo-một hãng phân tích và nghiên cứu thị trường game, tổng số người chơi game trên toàn cầu đã lên đến 3,38 tỉ người, trong đó người sử dụng thiết bị di động chiếm phần lớn với 2,8 tỉ người. Riêng Việt Nam là nước đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng người chơi game di động với 54,6 triệu người, đa số là người trẻ ở độ tuổi dưới 24.
Qua báo cáo trên, ta có thể thấy được việc chơi game đã là một hoạt động cơ bản trong đời sống nhiều người Việt Nam cũng như toàn cầu, đặc biệt là người trẻ. Nắm bắt được điều này từ lâu, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng game như một phương thức tiếp cận tệp khách hàng của mình-Gamification.
Hãy cùng Neyul tìm hiểu Gamification là gì? Ứng dụng của gamification trong marketing nhé!
I. Gamification marketing là gì?
Tìm hiểu về Gamification marketing
Gamification hiểu đơn giản là việc chúng ta biến hóa các hoạt động, các bước hằng ngày trong một lĩnh vực cụ thể mang tính chất của một trò chơi được tích hợp trên các nền tảng kỹ thuật số như app, website nhằm tạo sự thú vị, thu hút số lượng người tham gia và tương tác.
Những yếu tố thường được sử dụng khi ứng dụng gamification hoàn chỉnh bao gồm:
-
Điểm số (Points): Nhận được sau khi hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể hoặc một trò chơi nào đó. Điểm số này có thể dùng để quyết định bảng xếp hạng cũng như đổi lấy quà theo các cột mốc tương ứng.
-
Thử thách (Challenges): Đưa ra các mục tiêu để khơi gợi cảm giác phấn khích, cố gắng đạt được chúng.
-
Phần thưởng: Thông qua các hoạt động cũng như hoàn thành thử thách, người dùng sẽ được nhận các phần thưởng đủ thu hút.
-
Bảng xếp hạng (Leaderboards): Tạo sự cạnh tranh giữa các người dùng với nhau hoặc với bạn bè vui vẻ.
-
Cấp độ (Levels): Thông qua việc tích cực sử dụng, người dùng sẽ thăng cấp thể hiện sự tiến bộ của họ.
Thực chất Gamification đã xuất hiện từ rất lâu về trước, vào cuối những năm 1800, khi những doanh nghiệp áp dụng các chương trình đổi thưởng, rút thăm cho khách hàng. Nhưng hiện nay, nhờ vào kỉ nguyên số hoá cùng sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, Gamification Marketing được ứng dụng rộng rãi hơn ở dưới dạng trực tuyến.
Các dạng gamification trong marketing
Hiện tại, gamification đã được triển khai trong nhiều lĩnh vực, trong đó có bao gồm marketing. Gamification trong marketing nhìn chung được chia làm 2 hình thức:
Diễn ra ở các sự kiện nhất định: Những dịp đặc biệt như Tết hầu như các doanh nghiệp sẽ triển khai Gamifcation Marketing bằng các hình thức trò chơi khác nhau như vòng xoay may mắn, các câu đố,...đi kèm phần thưởng hấp dẫn.

Là một phần của các nền tảng: Tức là doanh nghiệp sẽ thêm một trò chơi vào nền tảng của họ với đầy đủ yếu tố kĩ thuật của một game như các game trên Shoppe và Lazada. Tuy vậy các phần thưởng thì thường sẽ không lớn như loại trên mà nhỏ lẻ để người chơi “tích tiểu thành đại”.

II. Ứng dụng của gamification trong marketing
Gamification marketing giúp tăng sự tương tác của người dùng
Như đã đề cập ở phần mở đầu bài viết, rất nhiều người Việt Nam và đa số là người trẻ - đối tượng khách hàng của doanh nghiệp thích chơi game. Việc ứng dụng gamification vào marketing sẽ tạo sự thu hút cho người dùng, giữ họ ở lại nền tảng lâu hơn. Đồng thời, thói quen của người dùng là cái gì hay thì sẽ chia sẻ cho bạn bè, người thân kết hợp với việc các trò chơi trên nền tảng cũng sẽ có mục mời người quen để nhận thêm phần thưởng, từ đó càng tăng thêm sự tương tác của người dùng và mở rộng độ nhận diện hơn.
Gamification marketing làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
Sau khi mức độ tương tác với người dùng cũng như độ nhận diện thương hiệu đươc gia tăng sẽ tạo cơ hội việc kinh doanh khởi sắc hơn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, chính những yếu tố trong gamification đã thúc đẩy việc mua của khách hàng:
-
Truyền tải thông điệp theo cách gần gũi: Thông qua việc chơi game, người dùng tiếp cận với doanh nghiệp thoải mái hơn. Qua đó Doanh nghiệp cũng dễ dàng lồng ghép tính cách, thông điệp của mình vào trò chơi hơn.
-
Xúc tiến quá trình mua bằng các phần thưởng: Thường khi chơi bất kì game nào đều sẽ được nhận phần thưởng và gamification trong marketing cũng tương tự như vậy. Các phần thưởng ở đây thường sẽ là voucher giảm giá trực tiếp như giảm 20.000Đ, giảm 15%,... và có thời gian sử dụng ngắn hạn. Từ đó, với tâm lý tiếc vì công sức chơi bỏ ra mà không xài nên người dùng sẽ quyết định sử dụng voucher để mua sản phẩm.

Gia tăng sự trung thành của khách hàng thông qua Gamification marketing
Gamification tốt sẽ cải thiện được quá trình sử dụng của khách hàng, giúp gia tăng thiện cảm của họ đối với doanh nghiệp. Qua đó, bằng những giá trị hữu ích mang lại, doanh nghiệp có thể giữ chân được khách hàng, tạo nên tệp khách hàng trung thành.
Dễ quản lý và đo lường khi triển khai Gamification marketing
Gamification thuộc về nội tại của doanh nghiệp, hoạt động trên nền tảng của doanh nghiệp tạo ra, ít phụ thuộc vào nền tảng ngoài. Từ đó, các vấn đề phát sinh thì doanh nghiệp có thể chủ động thay đổi nhanh chóng đồng thời việc đo lường cũng sẽ dễ dàng và chính xác hơn
Gamification marketing thích hợp trong việc thu thập dữ liệu khách hàng
Việc thu thập dữ liệu khách hàng vốn đã thường khó khăn với doanh nghiệp vì nó liên quan đến vấn đề riêng tư. Nhưng với gamification marketing thì lại khác ,đặc biệt là với các chiến dịch ngắn hạn vào các ngày lễ, khách hàng sẽ thường được yêu cầu nhập thông tin để tham gia trò chơi. Khi này, với việc được nhận các phần thưởng tương xứng cũng như đây là một kiểu game, khách hàng sẽ dễ dàng thoải mái gửi thông tin cá nhân hơn.
Xem thêm: Gamification là gì? Ứng dụng của gamification trong marketing