Cân Đối Giữa Xây Dựng Thương Hiệu Và Marketing Cho Doanh Nghiệp
Xây dựng thương hiệu và marketing bán hàng hiện đang là vấn đề khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp. Để đạt được sự cân bằng này, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của từng khía cạnh, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp.
1. Xác định rõ ràng mục tiêu mà thương hiệu muốn hướng tới
Xây dựng thương hiệu → Bán hàng
Là quá trình tập trung vào xây dựng thương hiệu trước rồi bán hàng sau, phương pháp này sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính rất lớn khi ban đầu họ sẽ không quá tập trung vào bán hàng mà sẽ là các chiến lược kinh doanh và đặc biệt là marketing tạo dựng hình ảnh, sự nhận biết với khách hàng trước
Có thể kể đến một số thương hiệu như:
- Shopee: xây dựng thương hiệu, hình ảnh, nhận diện trước khi tập trung vào các mảng kinh doanh. Trong những năm đầu khi gia nhập thị trường, shopee tìm mọi cách để xây dựng hình ảnh với nhà bán hàng và người tiêu dùng
- Bia 1664 Blanc tập trung xây dựng thương hiệu trước, bán hàng sau
Bán hàng → Xây dựng thương hiệu
Bán hàng rồi xây dựng thương hiệu là phương pháp mà các doanh nghiệp nhỏ, mới gia nhập thị trường áp dụng. Doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng, giá cả hợp lý để kích thích nhu cầu mua hàng và chinh phục lòng tin của khách hàng.
Các chiến dịch marketing sẽ tập trung hơn vào doanh số, khách hàng, data khách hàng. Đưa sản phẩm tới tay khách hàng, để khách hàng cảm nhận chất lượng sản phẩm/dịch vụ để khẳng định thương hiệu
Cách làm này thì chất lượng sản phẩm là vấn đề đặc biệt quan trọng và bắt buộc.
Ví dụ: vài “ông lớn” có thương hiệu lâu đời như Rạng Đông, Sabeco, Larue, que diêm Thống Nhất,... họ không hề có những chiến dịch branding mà tên tuổi của họ có được nhờ sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hệ thống kinh doanh, hệ thống phân phối…
2. Cân đối giữa xây dựng thương hiệu và marketing bán hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
- Giải pháp “bán hàng để xây dựng thương hiệu” là tối ưu nhất đối với những doanh nghiệp nhỏ tại thị trường Việt Nam
- Hay có thể hiểu đơn giản là tập trung vào chất lượng sản phẩm dịch vụ, chăm sóc khách hàng và trải nghiệm khách hàng. Trong đó có thể liệt kê chi tiết ra các tiêu chí sau:
-
Tập trung vào chất lượng sản phẩm dịch vụ
-
Định hướng chính xác và bền vững về văn hoá, tầm nhìn và nội dung của thương hiệu
-
Duy trì sự ổn định của văn hoá, tầm nhìn và nội dung
-
Ưu tiên những kênh marketing “ít tốn kém” : Facebook, Tiktok,...
-
Xây dựng nội dung mang tính hữu ích hay giải quyết vấn đề cho khách hàng liên quan đến sản phẩm/dịch vụ
-
Tương tác và giữ liên lạc với khách hàng cũ về những chương trình giảm giá, ra mắt sản phẩm mới, kích thích hành vi mua sắm
3. Kết luận
Việc xây dựng thương hiệu và marketing bán hàng là hai hoạt động song song với nhau, bổ trợ lẫn nhau, góp phần tạo nên thành công bền vững cho doanh nghiệp. Thay vì lựa chọn "hoặc - hoặc", hãy tìm cách cân bằng "cả hai" một cách thông minh và hiệu quả nhất.
Xem thêm: Tính nhất quán khi làm marketing và branding