Các lỗi thường gặp trong PR Marketing và cách xử lý
Đâu là lỗi thường gặp khi làm PR ?
1. Mục tiêu triển khai ban đầu thiếu rõ ràng
Một chiến dịch PR marketing có thể phục vụ cho nhiều mục tiêu khác nhau như tăng nhận diện, xử lý khủng hoảng hoặc, ra mắt sản phẩm hoặc nâng cao doanh số,... Người tổ chức PR marketing phải xác định rõ cái mình muốn tới là gì và nó sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động triển khai cụ thể.
Ngoài ra, dựa vào các mục tiêu mang tính định đính, người lập kế hoạch hãy cố gắng đưa ra các mục tiêu mang tính định lượng để dễ dàng kiểm soát chiến dịch về sau này.
Ví dụ:
Mục tiêu định tính |
Mục tiêu định lượng |
Nhận diện thương hiệu |
Số lượng người tiếp cận |
Thu hút khách hàng |
Doanh số, đơn hàng |
2. Không nhất quán về thông điệp truyền thông:
Một chiến dịch PR marketing thường bao gồm nhiều hoạt động đa dạng như tổ chức sự kiện, viết thông cáo báo chí, hay booking PR. Điều này đòi hỏi người lập kế hoạch phải đảm bảo tính nhất quán trong thông điệp truyền thông xuyên suốt toàn bộ chiến dịch.
Nếu thiếu sự chặt chẽ này, chiến dịch có nguy cơ trở nên rời rạc, không truyền tải được thông điệp trọng tâm, dẫn đến việc không để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí công chúng sau khi kết thúc.
3. PR marketing không đúng thời điểm
Không phù hợp với kế hoạch marketing tổng thể: PR là một phần quan trọng hỗ trợ kế hoạch marketing tổng thể của doanh nghiệp hoặc thương hiệu. Vì vậy, khi triển khai, cần lựa chọn thời điểm phù hợp và đảm bảo sự đồng bộ với các hoạt động marketing khác. Điều này giúp tránh sự chồng chéo trong công việc và đảm bảo chiến dịch PR phù hợp với nguồn lực, tiềm lực cũng như khả năng nhân sự của phòng marketing.
Không phù hợp với tình hình doanh nghiệp: Ví dụ một công ty mới khởi nghiệp, các hoạt động kinh doanh chưa ổn định, website và fanpage vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng lại đầu tư ngân sách vào hoạt động PR, đôi khi sẽ khiến doanh nghiệp chịu nhiều gánh nặng, áp lực về tài chính.
Không phù hợp với tình hình xã hội cụ thể: Hoạt động PR được triển khai cần phải phù hợp với tình hình chung của xã hội để tránh gây các phản ứng trái chiều. Tháng 7/2024 là quốc tang ở Việt Nam, các hoạt động quảng cáo, PR rầm rộ cần tạm dừng.
4. Lựa chọn sai hình thức, kênh triển khai PR marketing
Kênh truyền thông không phù hợp với đối tượng mục tiêu: đối tượng mục tiêu mà thương hiệu của bạn hướng đến là người dùng trẻ, năng động tại khu vực TPHCM nhưng kênh truyền thông truyền tải thông điệp lại phù hợp với người trung niên, lớn tuổi ví dụ như báo đài truyền thống, truyền hình,...
Công cụ triển khai PR không phù hợp với nội dung: thương hiệu hướng đến đổi mới, sáng tạo, bắt kịp xu hướng trẻ hiện đại nhưng lựa chọn công cụ email marketing, thông cáo báo chí truyền thống để quảng bá.
5. Không tiếp cận trực tiếp giải quyết vấn đề khi xảy ra khủng hoảng
Xử lý khủng hoảng sai các như không trực tiếp xử lý vấn đề nguồn gốc, bỏ qua thời gian lý tưởng để giải quyết hậu quả, không nhận lỗi, mặc kệ dư luận... là các yếu tố khiến thương hiệu sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ như làn sóng chỉ trích gay gắt từ dư luận, làm khách hàng mất niềm tin dẫn đến giảm thị phần, doanh số, uy tín.
6. Đầu tư không đúng/đủ về quy mô dẫn đến lãng phí mà không mang lại hiệu quả
Thương hiệu lựa chọn việc đầu tư ngân sách vào các hoạt động, chương trình, tài trợ không phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu, hậu quả là khách hàng phớt lờ thông tin thương hiệu, không xác định được thông điệp mà thương hiệu muốn gửi gắm.
Quy mô đầu tư không đủ lớn, khiến thương hiệu bị mờ nhạt trong các hoạt động, gây lãng phí nguồn nhân lực và ngân sách nhưng lại không đem đến một kết quả tương xứng.
7. Nhồi nhét quá nhiều nội dung marketing
Một thương hiệu đảm nhận vai trò tài trợ cho một sự kiện, chương trình nhưng lại lồng ghép quá nhiều nội dung PR danh tiếng sẽ đem đến tác dụng ngược, làm khách hàng khó chịu với hình ảnh thương hiệu.
8. Thiếu các kế hoạch dự phòng
Các dự án, hoạt động PR được triển khai đều phải được cân nhắc, xem xét các sai sót có thể diễn ra trong quá trình thực hiện. Khi có sự cố bất ngờ, không có các kế hoạch dự phòng sẽ khiến mọi hoạt động trở nên lúng túng, rời rạc, không có mục tiêu rõ ràng.
Làm sao để tránh các vấn đề khi làm PR marketing
1. Xác định rõ mục tiêu của một chiến dịch PR marketing: mỗi hoạt động PR chỉ nên có một mục tiêu chính, và được triển khai xuyên suốt trong quá trình thực hiện chiến dịch. Một chiến dịch có đồng thời nhiều mục tiêu sẽ gây phân tán nguồn lực, vận hành kém hiệu quả và khó khăn trong đo lường.
2. Xác định rõ nội dung của chiến dịch PR marketing: Nội dung của hoạt động PR cần phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp, cũng như tệp khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
3. Xác định thời điểm triển khai phù hợp: Thời điểm triển khai hoạt động phải phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm tại thương hiệu. Tại mỗi chu kì sẽ có những điểm quan trọng cần lưu ý khác nhau. Ví dụ giai đoạn Giới Thiệu thì tập trung vào tạo nhận diện thương hiệu, xây dựng nhận thức và chiến dịch cần sự mạnh mẽ trong khi giai đoạn suy thoái cần tập trung vào xử lý suy thoái hoặc tạo sản phẩm mới. Bên cạnh đó, cần phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp, tình hình thực tế xã hội vào thời điểm đó.
4. Lập kế hoạch triển khai thực tế và có các phương án dự phòng: Mỗi hoạt động nên có kế hoạch rõ ràng cho từng hạng mục sẽ giúp hoạt động PR được triển khai đúng hướng, dễ đo lường, đúng tiến độ,... Bên cạnh đó, một phương án dự phòng rủi ro sẽ giúp hoạt động PR được diễn ra một cách hiệu quả dù xảy ra các vấn đề phát sinh hay không. Là phương án ứng phó nhằm bảo vệ uy tín, hình ảnh của thương hiệu dưới mọi tình huống trong mắt công chúng.
5. Xác định tiềm lực doanh nghiệp và ngân sách có thể đầu tư cho PR marketing: Việc hiểu rõ khả năng tài chính và có dự định về kế hoạch ngân sách sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý các hoạt động, đưa ra các mức chi tiêu hợp lý cho từng hoạt động.
6. Tinh tế trong việc lồng ghép nội dung marketing: Nội dung trong hoạt động PR nên được xem xét cân nhắc, tránh gây phản tác dụng khiến khách hàng cảm thấy khó chịu về hình ảnh của thương hiệu.