Tầm Quan Trọng Của Footer Website Trong Việc Nâng Cao Trải Nghiệm Người Dùng
Footer website không chỉ tối ưu trải nghiệm người dùng mà còn cung cấp thông tin cần thiết, hỗ trợ SEO và tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả. Bài viết này hãy cùng Neyul tìm hiểu sâu hơn về footer và cách tối ưu trong website.
1. Footer website là gì?
Footer hay phần chân trang, nằm ở vị trí cuối trang,nhưng footer lại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trải nghiệm người dùng (UX) và tối ưu giao diện người dùng (UI) mang hiệu quả hoạt động của website. Điều đó giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các liên kết bổ trợ mà không cần cuộn lại lên đầu trang.
2. Vai trò, chức năng và tầm quan trọng của footer đối với website
Footer có ở tất cả các trang: Footer xuất hiện ở tất cả các trang trên website, đảm bảo người dùng có thể tìm thấy các thông tin quan trọng hoặc liên kết nhanh chóng mà không phải tìm kiếm nhiều.
Footer nhắc lại thông tin: Footer thường lặp lại những thông tin quan trọng như thông tin liên hệ, liên kết đến các trang quan trọng, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận mà không cần cuộn lại đầu trang. Điều này đặc biệt hữu ích cho những trang web có nội dung dài.
Tạo cảm giác chắc chắn cho website: Footer một màu sắc khác biệt với phần còn lại sẽ tạo cảm giác chắc chắn, cứng chắc cho 1 trang thay vì kết thúc bằng các layout đại trà khác
Khẳng định sự kết thúc của website: Footer giúp người dùng nhận biết rằng họ đã đọc hết một trang web. Nó không chỉ có chức năng báo hiệu mà còn là điểm chốt của giao diện.
Tạo liên kết nội bộ bổ trợ SEO: Footer sẽ dẫn liên kết nội bộ (internal link) đến các trang có tính quan trọng cao, từ đó giúp Google đánh giá giá được các trang có “sức mạnh” trong website.
Ví dụ: tại footer liên kết tới trang “shop” và với tính chất cố định ở tất cả các trang => tất cả các trang sẽ đều có liên kết nội bộ đến “shop”, điều này sẽ làm tăng sức mạnh của trang và có top tìm kiếm cao hơn trên thứ hàng Google
Một số chức năng khác
Tăng tỉ lệ chuyển đổi: Khi người dùng lướt đến cuối website, thay vì đã khai thác đủ nội dung thì 1 footer tốt có thể tạo cảm giác hấp dẫn để người dùng click qua các liên kết khác hoặc hướng trực tiếp người dùng đến các trang có tỷ lệ chuyển đổi cảo bằng cách cung cấp các button CTA (call-to-action) trong footer như "Shop", "ưu đãi tháng 10" giúp thúc đẩy người dùng thực hiện hành động mà doanh nghiệp mong muốn.
Tăng trải nghiệm người dùng: Giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin cần thiết. Người dùng sẽ cảm thấy tiện lợi hơn, không phải mất công tìm kiếm.
Tăng tính minh bạch cho trang: Đặt các điều khoản sử dụng, chính sách bảo mật trong footer giúp tăng sự minh bạch và tin cậy cho website, đặc biệt là các trang thương mại điện tử.
Giảm tỷ lệ thoát trang: Một footer chứa các liên kết bổ ích và CTA hiệu quả có thể giữ chân người dùng, khiến họ tiếp tục khám phá trang web thay vì rời đi.
3. Một số nội dung/thông tin nên có ở footer
Để footer phát huy tối đa hiệu quả, cần phải chọn lọc và đưa vào các thông tin quan trọng mang lại giá trị cho người dùng.
Logo: Logo là yếu tố không thể thiếu trong footer. Đặt logo ở đây không chỉ khẳng định thương hiệu mà còn tạo sự liên kết giữa các phần đầu và cuối trang web.
Thông tin doanh nghiệp: Các thông tin về doanh nghiệp như tên công ty, slogan, thời gian hoạt động, mã số thuế, địa chỉ, email, hotline… cần được trình bày rõ ràng trong footer. Điều này không chỉ giúp người dùng dễ dàng liên hệ mà còn tạo sự minh bạch cho doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu.
Liên kết nội bộ: trang chủ, dịch vụ, shop, liên hệ, blog: Footer là nơi lý tưởng để đặt các liên kết nội bộ đến những trang quan trọng. Các trang như "Dịch vụ", "Sản phẩm", "Blog", "Liên hệ" đều cần được ưu tiên đưa vào để tối ưu internal link của website.
Thông tin liên hệ: Các thông tin liên hệ trực tiếp như số điện thoại, email, hoặc các kênh liên lạc khác phải luôn hiện diện trong footer. Điều này sẽ tăng cơ hội kết nối với khách hàng, đặc biệt là khi họ cần hỗ trợ nhanh chóng.
Liên kết bên ngoài: Ngoài các liên kết nội bộ, bạn cũng nên thêm liên kết đến các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn… Điều này không chỉ giúp mở rộng kênh giao tiếp với khách hàng mà còn tăng tương tác và sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp.
Bản quyền: Để bảo vệ nội dung và thương hiệu, thông tin bản quyền là yếu tố quan trọng cần có. Một câu như "© 2024. Điều này vừa thể hiện tính chuyên nghiệp vừa khẳng định tính độc quyền của của web nói chung và các nội dung của website nói riêng.
Chứng nhân (DMCA, bộ công thương): Nếu doanh nghiệp của bạn có chứng nhận pháp lý từ các tổ chức như DMCA, hoặc giấy phép từ Bộ Công Thương, hãy đặt chúng vào footer. Những chứng nhận này sẽ tăng thêm độ tin cậy cho website, đặc biệt là với các trang thương mại điện tử hoặc cung cấp dịch vụ trực tuyến.
4. Thiết kế footer cho website
Tối ưu mobile
Với số lượng người dùng truy cập web trên điện thoại ngày càng tăng, footer cần được tối ưu để hiển thị tốt trên các thiết bị di động. Thiết kế cần gọn gàng, dễ sử dụng, và các nút bấm phải đủ lớn để người dùng có thể tương tác bằng ngón tay.
Đơn giản, ngắn gọn
Không cần phải đưa quá nhiều thông tin vào footer. Một footer hiệu quả nên chỉ chứa những yếu tố cần thiết nhất, giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy những gì họ cần hoặc thông tin mà doanh nghiệp muốn chuyển tải mà không phải mất quá nhiều thời gian.
Sử dụng màu tương phản mạnh
Để footer nổi bật và tạo sự chắc chắn cho website, nên sử dụng màu sắc có sự tương phản rõ rệt với phần còn lại của trang web. Điều này giúp người dùng dễ dàng nhận ra và khẳng định sự kết thúc.
Đồng bộ với giao diện toàn bộ các trang.
Footer là thành phần chung của toàn bộ website,vì thế Footer cần phải đồng bộ với giao diện với website. Dù ở trang nào, người dùng cũng cảm thấy footer là một phần liền mạch với thiết kế tổng thể.
Tập trung vào đúng nội dung
Footer nên là một điểm dừng chân, chứ không phải là một nơi chứa những thông tin thừa thãi. Hãy chỉ giữ lại những thông tin thật sự quan trọng và hữu ích cho người dùng, như đường link liên hệ, chính sách bảo mật hay bản đồ.