Prototype là gì? Tại sao cần có Prototype khi UI Design
1. Prototype là gì?
Là mô hình ban đầu của sản phẩm mô phỏng thiết kế và chức năng của sản phẩm. Chúng được tạo ra để thử nghiệm thu thập phản hồi và tinh chỉnh thiết kế trước khi phát triển sản phẩm cuối cùng.
2. Các loại Prototype
Prototype các nhiều loại khác nhưng mỗi dạng phục vụ nhiều mục đích thiết kế khác nhau trong suốt quá trình thiết kế
Paper Prototype (Thiết kế sản phẩm vẽ bằng tay trên giấy): Loại prototypes đơn giản nhất, được thiết kế trên giấy và sau đó được người thực hiện giải thích.
Low - Fidelity Prototype (Prototype độ trung thực thấp): Độ trung thực thấp là giai đoạn đầu của prototype.
High-Fidelity Prototype (Prototype độ trung thực cao): Độ trung thực cao rất giống với sản phẩm cuối cùng.
Digital Prototypes (Prototype kĩ thuật số): Đặc biệt phổ biến trong thiết kế phần mềm và ứng dụng là một trong những loại prototype hiện đại cung cấp mô phỏng tương tác của sản phẩm cuối cùng.
Functional Prototype (Hàm nguyên mẫu): Gần giống với sản phẩm cuối cùng về mặt chức năng. Xây dựng để chứng minh các tính năng và khả năng cốt lõi của sản phẩm. Thường được sử dụng trong kỹ thuật và phát triển sản phẩm để thử nghiệm và xác nhận các khía cạnh kỹ thuật.
3. Sự khác nhau giữa prototype và mockup
Sự khác biệt giữa Mockup và Prototype |
|
Mockup |
Prototype |
Là hình ảnh thiết kế tĩnh |
Có một số chức năng và tính tương tác. |
Mất rất ít thời gian để tạo |
Mất rất nhiều công sức để tạo và phát triển để liên kết với các luồng màn hình và tương tác người dùng |
Tập trung vào giao diện và cảm nhận của người dùng |
Tập trung vào việc mô phỏng trải nghiệm người dùng |
Tính tương tác giới hạn |
Tính tương tác đầy đủ |
Màu sắc, logo, văn bản ở mọi nơi từ bản nháp đến chất lượng cuối cùng |
Các chi tiết hoàn hảo đến từng pixel, chính xác về thương hiệu |
4. Tầm quan trọng của Prototype
Tầm nhìn rõ ràng về sản phẩm
Tạo ra tầm nhìn rõ ràng về sản phẩm cuối cùng sẽ trông như thế nào. Điều này giống như phác thảo bản đồ trước khi đi du lịch. Giúp cho người xem, người không am hiểu kỹ thuật có thể hình dung được sản phẩm, trông nó sẽ như nào, và hoạt động ra sao. Khi các nhà thiết kế và người phát triển tạo ra prototype, họ có thể thấy ý tưởng chung của sản phẩm và đảm bảo rằng nó phù hợp với những gì họ đang nghĩ. Giúp nhóm hiểu dự án và khách hàng tiềm năng.
Xác định, tìm ra lỗi
Prototype giúp nhóm tìm ra lỗi sớm, nó tốt hơn nhiều so với việc tìm ra lỗi sau khi sản phẩm đã được xây dựng.Bên cạnh đó xác định lỗi trong giai đoạn bản mẫu thô để nhóm có thể sửa lỗi trước khi chúng trở thành vấn đề lớn. Có thể giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức sau này. Hơn nữa còn đảm bảo rằng chất lượng của sản phẩm thực tế sau khi ra mắt sẽ đạt mức cao nhất khi được thử nghiệm và sẵn sàng ra mắt người dùng.
Hiệu quả, tiết kiệm về chi phí
Prototype là cách ít tốn kém để thử nghiệm các ý tưởng mà không cần xây dựng toàn bộ dự án trước. Bằng cách sử dụng nguyên mẫu, để có thể đưa ra giải pháp tốt hơn mà không làm cạn kiệt ngân sách.
Giảm thiểu rủi ro
Prototype giúp giảm rủi ro bị tốn kém và chậm trễ sản xuất bằng cách xác định sớm các rủi ro tiềm ẩn. Kiểm tra sớm có thể phát hiện ra các vấn đề về khả năng sử dụng, lỗi thiết kế và kỹ thuật.
Nâng cao chất lượng trang web
Một prototype tốt sẽ giúp bạn:
- Tiến hành thử nghiệm khả năng sử dụng
- Kiểm tra điều hướng trang web
- Truy cập thông tin trên trang web thuận tiện