Những tiêu chí đánh giá logo chuyên nghiệp
Trong bài viết này sẽ không nhận định như thế nào là đẹp, bởi vì tuỳ mắt thẩm mỹ của mỗi người hay khi đã xây dựng được thương hiệu thì logo có không ổn thì cũng thành đẹp vì sự quen thuộc của nó.
Vậy một logo tốt được đánh giá theo những tiêu chí nào?
1. Một chiếc logo dễ nhớ
Không cần nói thêm, logo là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp thì ai cũng biết. Chính vì khái niệm vừa nêu, một logo tốt đầu tiên phải đảm bảo tính dễ nhớ đối với người nhìn.
Chưa biết sản phẩm dịch vụ của bạn là gì, chất lượng ra sao nhưng người dùng, dù cho họ không phải là khách hàng tiềm năng nhưng khi họ nhớ đến logo của bạn thì bạn đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu và tạo ra các giá trị vô hình cho doanh nghiệp/thương rồi.
Để dễ nhớ có rất nhiều cách như ấn tượng, gây sốc, đơn giản hay là siêu siêu cầu kỳ.
2. Đơn giản - tối giản
Về tính thẩm mỹ của 1 chiếc logo rất khó để đánh giá, ví dụ như logo của LV có thật sự đẹp hay không? Điều đó thật khó trả lời.
Nhưng có một sự thật hiển nhiên là nó rất tối giản và đơn giản. Giống như có một nhà hiền triết nào đó từng nói - “nói nhiều sai nhiều - nói ít sai ít” thì trong trường hợp này cũng tương tự. Logo càng tối giản thì sẽ phục vụ được nhiều nhất cho gu thẩm mỹ của số đông. Vì vậy hãy cố gắng tạo ra 1 chiếc logo đơn giản thôi! Đừng quá cầu kỳ, tham lam và nhồi nhét nội dung vào bên trong đó
3. Tính liên quan
Tính liên quan để giúp dễ dàng truyền tải được những yếu tố liên quan ẩn đằng sau chiếc logo - mục tiêu cuối cùng cũng chỉ hướng người dùng/khách hàng đến với 1 mục đích cụ thể nào đó (như sản phẩm, dịch vụ, brand name…)
Vì vậy nếu logo có tính liên quan đến doanh nghiệp/thương hiệu thì chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho tất cả các hoạt động như marketing, kinh doanh, branding…
Nhưng hãy hiểu cho rõ “tính liên quan” là gì? Tính liên quan không phải doanh nghiệp bất động sản thì logo phải có dính tới ngôi nhà, thương hiệu làm đẹp phải có hình cô gái được lồng ghép trong logo.. Tính liên quan có thể là hình ảnh, đường nét, màu sắc, phong cách… Ví dụ như doanh nghiệp bất động sản thì đường nét cứng cáp, thương hiệu làm đẹp thì màu sắc nên nhẹ nhàng.. Thì đó đã là tính liên quan của logo với thương hiệu/doanh nghiệp rồi nhé.
4. Tính đa dụng hay dễ sử dụng
Logo sẽ xuất hiện ở rất nhiều vị trí, mục đích sử dụng khác nhau. Từ website, social, đến ấn phẩm in ấn, POSM… Và logo sẽ phải xuất hiện với rất nhiều size, sắc thái, màu sắc, background khác nhau.
Vì nguyên nhân nêu trên, logo đa dụng hay dễ sử dụng sẽ là tiêu chí để đánh giá nó có tốt hay không.
Lấy ví dụ như logo của logo của bạn có các nét khá nhỏ so với tổng thể, khi scale-up nó sẽ rất khó nhìn, thậm chí là mất nét. Hay khi in ấn lên các sản phẩm khác nhau thì công nghệ in sẽ không thể thể hiện được những đường nét quá nhỏ.
5. Vòng đời sử dụng lâu dài
Để cho khách hàng ghi nhớ đến thương hiệu, doanh nghiệp là cả một quá trình dài hạn, có thể là 3 năm 5 năm 10 năm. Đừng để cả quãng thời gian dài như vậy phải khó chịu khi làm việc với 1 chiếc logo lỗi thời.
Nên khi thiết kế logo, design cần lưu ý một cách nghiêm túc về vòng đời của logo. Có thể hiện tại nó bắt kịp xu hướng nhưng có chắc rằng 3 năm sau nó không tạo ra cảm giác “trẻ con” cho người nhìn thấy nó?!?