Cách tạo chiến dịch TikTok ads|TikTok Ads
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch
Có nhiều mục tiêu quảng cáo ở TikTok Ads nhưng mỗi chiến dịch chỉ có thể hoạt động cho một mục tiêu quảng cáo. Vì vậy, doanh nghiệp nên tùy chỉnh mục tiêu chiến dịch sao cho phù hợp với nhu cầu. Các mục tiêu chiến dịch gồm:
- Tiếp cận: tối ưu hoá số lượng người có thể tiếp cận. Sử dụng khi doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu. Giúp đưa quảng cáo của doanh nghiệp tiếp cận với nhiều người hơn ngay cả khi họ không tương tác.
- Lưu lượng: giúp đưa nhiều người đến trang web của doanh nghiệp, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Áp dụng đối với doanh nghiệp muốn đưa khách hàng tham khảo nhiều hơn sản phẩm tại website hoặc tăng traffic cho website.
- Số lượt xem video: giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quảng cáo để đạt được lượt xem video cao nhất có thể với số ngân sách chi tiêu, giúp doanh nghiệp tăng độ lan truyền phổ biến của quảng cáo và tạo ấn tượng với người xem
- Tương tác với cộng đồng: mục tiêu này khuyến khích người xem tương tác với video quảng cáo của doanh nghiệp như like, share, comment dưới bài quảng cáo. Độ tương tác càng mạnh sẽ giúp quảng cáo của doanh nghiệp lan tỏa mạnh mẽ hơn
- Quảng cáo ứng dụng: phù hợp cho những doanh nghiệp muốn tăng lượt tải của ứng dụng, mục tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp tăng lượt hiển thị và khuyến khích người xem tải ứng dụng
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: mục tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm người dùng có khả năng trở thành khách hàng của mình bằng việc TikTok sẽ sử dụng những thuật toán để xác định các đối tượng phù hợp với dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp
- Lượt chuyển đổi trên trang web: tập trung vào việc chuyển đổi người dùng từ trang web thành khách hàng qua những hành động như mua hàng, thanh toán,...
Xem thêm: Quảng cáo Tiktok đổ traffic về landing page
- Doanh số sản phẩm: giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng thông qua quảng cáo TikTok thông qua việc kết nối nền tảng bán hàng của doanh nghiệp để theo dõi hiệu suất của chiến dịch
Ví dụ: Mục tiêu quảng cáo Neyul chọn ở đây sẽ là mục tiêu Tiếp Cận cho một doanh nghiệp về mỹ phẩm tại Việt Nam và từ bước 2 về sau Neyul sẽ nói rõ chi tiết hơn về các hướng để tạo ra một chiến dịch theo mục tiêu tiếp cận
Bước 2. Chọn vị trí
Có 2 vị trí được đề xuất: trong bảng tin và bảng tin tìm kiếm
Ngoài ra, doanh nghiệp cần nên sử dụng thêm những tính năng khác để bổ trợ cho các video quảng cáo hơn như:
- Bình luận của người dùng: công cụ cho phép bật/tắt tính năng bình luận trên quảng cáo. Tuỳ vào sản phẩm/dịch vụ, tính bảo mật thông tin thì nhà quảng cáo tùy chọn.
- Cho phép tải video xuống: giúp những nội dung của quảng cáo có thể trở nên viral hoặc được nhiều người biết đến hay tái sử dụng nội dung ở một phiên bản khác
- Cho phép chia sẻ video: giúp video quảng cáo của doanh nghiệp được nhiều người biết đến, tăng độ nhận diện thương hiệu
Bước 3. Thông tin nhân khẩu
- Tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp sẽ đưa ra những lựa chọn phù hợp với địa điểm theo quốc gia hay cụ thể có thể chọn những tỉnh, huyện,...và lựa chọn ngôn ngữ phù hợp
- Tùy vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ đưa ra những độ tuổi và giới tính cụ thể để dễ dàng hơn trong việc phân phối quảng cáo đến những đối tượng mục tiêu
- Khả năng chi tiêu của khách hàng cũng liên quan đến mức độ chi tiền và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. TikTok sẽ dễ dàng biết được là khách hàng đó có thường xuyên mua hàng trên TikTok shop hay không, từ đó sẽ đề xuất video quảng cáo của doanh nghiệp đến đúng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn vì khách hàng có khả năng chi tiêu cao thường sẽ dễ dàng chi tiền hơn cho các hoạt động mua hàng hơn so với người dùng bình thường.
Lưu ý: đối với doanh nghiệp thì nên follow theo insight khách hàng, chân dung khách hàng.
Ví dụ: vị trí tại Việt Nam, cụ thể là hoạt động ở khu vực Hồ Chí Minh, sản phẩm phù hợp cho cả nam và nữ độ tuổi khoảng trên >18 tuổi - 55 tuổi
Bước 4. Đối tượng
- Bao gồm: là gồm những đối tượng mà doanh nghiệp muốn hướng đến, TikTok sẽ dùng thuật toán để xác định những đối tượng phù hợp để tăng hiển thị video quảng cáo đến với đối tượng mục tiêu
- Loại trừ: là gồm những đối tượng mà doanh nghiệp nhận thấy không có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng hoặc không phù hợp thì TikTok sẽ tránh hiển thị quảng cáo đối với những người dùng đó
Bước 5. Mối quan tâm và hành vi
Nhắm mục tiêu theo mối quan tâm là một cách để tìm kiếm mọi người dựa trên mối quan tâm lâu dài và hoạt động tương tác của họ với nội dung trên TikTok. Nhắm mục tiêu theo mối quan tâm là công cụ tuyệt vời để tìm đối tượng phù hợp cho quảng cáo của bạn.
Ví dụ: có thể chọn những mối quan tâm liên quan đến mỹ phẩm như “chăm sóc sắc đẹp”
Bước 6. Loại trừ nội dung (không bắt buộc)
Là những đối tượng mà doanh nghiệp không muốn cho chúng chạy ngay cạnh quảng cáo của mình tránh liên kết thương hiệu hoặc ảnh hưởng đến định vị thương hiệu của doanh nghiệp
Ví dụ: khi khách hàng có xu hướng đang xem hoặc quan tâm như dừng xem hoặc like, comment với những nội dung tiêu cực về mỹ phẩm gây nên như son môi có thể gây thâm môi, kem chống nắng làm nổi mụn cho da,...thì TikTok sẽ hạn chế hoặc không hiển thị nội dung video về mỹ phẩm của doanh nghiệp ngay sau những video trên.
Bước 7: Thiết bị
Hai hệ điều hành còn phổ biến hiện nay là IOS và Android với nhiều phiên bản khác nhau. Tùy vào mong muốn của doanh nghiệp muốn hướng tới đối tượng như thế nào thì sẽ tùy chỉnh linh hoạt theo những tính năng của thiết bị cho phù hợp
Bước 8. Thiết lập ngân sách và lịch trình của chiến dịch
Đưa ra mức chi tiêu hợp lý cho việc quảng cáo, nếu chi quá ít tiền sẽ không thể tiếp cận đối tượng của mình, nhưng nếu chi quá nhiều có thể sẽ không có đủ tiền cho các chiến dịch trong tương lai tiếp theo.
Bước 9. Giới hạn tần suất
- Hiển thị quảng cáo không quá 3 lần/tuần: giúp người xem ngăn ngừa sự nhàm chán, tối ưu được ngân sách tránh việc 1 người xem lại quảng cáo khá nhiều lần và tăng hiệu suất hiển thị để người dùng có ấn tượng tốt.
- Hiển thị quảng cáo không quá 1 lần/ngày: với giới hạn này, TikTok sẽ đảm bảo người dùng chỉ thấy quảng cáo này tối đa 1 lần/ngày, lợi ích cũng sẽ khá giống với hiển thị trên nhưng mức độ tập trung của khách hàng vào sản phẩm sẽ không cao, khiến khách hàng sẽ mau quên và khó để lại ấn tượng
- Giới hạn tần suất tùy chỉnh: doanh nghiệp được tự do trong việc giới hạn tần suất hiển thị quảng cáo theo ý muốn.
Bước 10: Target quảng cáo
- Spark Ads
Có thể sử dụng các tính năng chuyên nghiệp hơn cho chiến dịch quảng cáo
Không yêu cầu về tỷ lệ, độ phân giải, loại tệp, thời lượng video,...
Ngoài ra, khi sử dụng Spark Ads nó có thể cho phép bạn chạy quảng cáo trên những video đã có sẵn từ trước hay được nhận ủy quyền quảng cáo từ các kênh TikTok của KOL/KOCs, mọi lượt xem, bình luận,...trên video sẽ được ghi nhận cho bài đăng tự nhiên trên tài khoản TikTok của bạn mà không cần phải làm mới lại.
Hướng dẫn cách tải video khi sử dụng Spark Ads theo các bước:
-
Bật nút chọn danh tính → chọn tài khoản ủy quyền
-
Sử dụng lại video đã có sẵn trên TikTok hoặc tải video mới lên
-
Cuối cùng là phát hành quảng cáo
- Quảng cáo truyền thống
Thường sẽ tạo video quảng cáo mới và được sản xuất chuyên nghiệp hơn, phải tốn nhiều thời gian để chiến dịch tiếp cận được với khách hàng và khi tắt chiến dịch quảng cáo thì video đó sẽ không được lưu trữ trên hồ sơ TikTok và không được sử dụng những video có sẵn trên TikTok để chạy quảng cáo.
Bị giới hạn về kích cỡ không vượt quá 500MB và không quá 1 phút
Hướng dẫn cách tải video khi không sử dụng Spark Ads theo các bước:
-
Tải video từ tài nguyên máy tính hoặc thư viện
-
Sau khi tải video và lựa chọn những mục tiêu phù hợp → bấm Phát hành tất cả