Booking là gì? Lưu ý gì khi triển khai booking marketing
Booking Media marketing là gì?
Booking là hoạt động thuê các dịch vụ/cá nhân/đối tác bên ngoài để tăng sức hút cho các hoạt động hoặc chiến dịch marketing - với nhiều hình thức phức tạp và đặc thù khác nhau. Có thể kể đến như book báo chí, truyền hình, người nổi tiếng …
Dưới đây sẽ là các hình thức booking phổ biến trong marketing cùng với những lưu ý cụ thể
1. Các loại booking phổ biến trong marketing:
-
Booking quảng cáo truyền thống: là các hoạt động booking quảng cáo trên báo giấy, tạp chí, biển quảng cáo ngoài trời (billboard), quảng cáo trên phương tiện giao thông, quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên radio FM, .
-
Booking KOL, KOC, người nổi tiếng: Booking với những KOL, KOC, người nổi tiếng, người có tiếng nói hoặc thương hiệu cá nhân trong một lĩnh vực nhất định nào đó. Từ đó tận dụng sự uy tín của họ, hay tận dụng chính lượng fan mà họ sở hữu.
-
Booking PR: booking PR cũng có nhiều người xếp cùng cả booking KOL, KOC, nhưng trong bài viết này sẽ phân loại và chỉ bao gồm booking các trang thông tin điện tử như website chuyên ngành, website báo điện tử và một số hình thức tương tự nhằm nhiều mục đích khác nhau như tăng uy tín thương hiệu/doanh nghiệp, tăng uy traffic cho các kênh được nhắc tới hay để lấy backlink trong SEO.
-
Các loại booking marketing khác:
-
Booking sự kiện: booking cho 1 nhãn hàng tham gia sự kiện, thường là những sự kiện lớn có sự cạnh tranh của nhiều nhãn hàng nên dạng booking này sẽ không mấy phổ biến.
-
Booking triển lãm, hội nghị, hội chợ: tương tự booking sự kiện, thì hình thức này sẽ khác là để tham gia các hội nghĩ, hội chợ hay triển lãm uy tín có sự lan tỏa cao.
-
Tài trợ (sponsorship): đây là các nhãn hàng giữ chỗ cho việc được tài chợ cho 1 sự kiện, cuộc thi quan trọng.
-
2. Khi nào cần booking marketing:
-
Booking marketing khi ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới: tung ra một sản phẩm mới lạ, chưa từng có sự trải nghiệm của khách hàng, hay sản phẩm đó có mức cạnh tranh mạnh - đó là khi các doanh nghiệp sẽ booking để gây tiếng vang hoặc đơn giản là thể hiện sự “chịu chơi, chịu chi” của họ.
Ví dụ: Vinfast book David Beckham đại diện cho nhãn hàng khi ra mắt dòng xe điện tại thị trường Mỹ -
Booking marketing khi ra mắt ở thị trường mới: tương tự như ra mắt sản phẩm mới, khi ra mắt ở 1 thị trường mới, người dùng và khách hàng cần thấy một màn chào sân ấn tượng thì thương hiệu cần booking để tạo điểm nhấn. Có thể nhớ đến case study lớn như Shopee booking Sơn Tùng MTP để đại diện khi họ mới gia nhập thị trường sàn thương mại điện tử Việt Nam vào những năm 2014.
-
Booking marketing nhằm thúc đẩy doanh số: đơn giản hơn, booking để phục vụ các chiến dịch marketing bán hàng, thúc đẩy doanh số.
-
Chiến dịch marketing lớn/chiến dịch xây dựng thương hiệu: trong những chiến dịch marketing lớn hoặc chiến dịch branding thì gần như không thể thiếu hoạt động booking, thay vì các chiến thuật, chiến dịch marketing đơn giản thì cần rất nhiều thời gian để thu được kết quả như mong đợi. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể đốt cháy giai đoạn bằng cách đưa ra các chiến dịch lớn và sử dụng thêm phương pháp booking .
-
Booking marketing khi hoạt động kinh doanh chững lại: Lúc doanh nghiệp đang gặp phải các khó khăn khi đã tới ngưỡng bão hòa, họ có thể tổ chức một chiến dịch booking để làm mới lại thương hiệu, làm mới lại sản phẩm.
-
Booking marketing khi có sự kiện lớn: Booking để doanh nghiệp hòa vào một bầu không khí sự kiện lớn như World Cup, AFF là cách mà doanh nghiệp tạo thiện cảm với người dùng, đặc biệt khi những sự kiện đó thành công tốt đẹp.
3. Lưu ý khi triển khai booking marketing:
-
Booking marketing khi hoạt động marketing cơ bản của doanh nghiệp/thương hiệu đã ổn định: Các hoạt động booking chỉ được diễn ra khi các hoạt động marketing cơ bản, kênh marketing cơ bản đã hoạt động chơn chu. Hiểu đơn giản nếu 1 doanh nghiệp có 1 fanpage 3000k follow và 1 website chưa được xây dựng hoàn thiện mà họ đã vội vàng tổ chức một chiến dịch booking quy mô lớn thì có phát huy được hiệu quả hay không
-
Lập kế hoạch sớm booking marketing từ sớm: booking là hoạt động marketing khá tốn kém về chi phí và phức tạp trong triển khai, vì vậy doanh nghiệp nên chuẩn bị kế hoạch từ sớm để hoạt động có thể diễn ra một cách thành công và tránh các rủi ro đáng tiếng.
-
Chọn đúng kênh để truyền thông về Booking marketing : booking là một chuyện nhưng truyền thống nó ở kênh nào, tần suất ra sao, lan tỏa nó bằng cách nào là một điều đặc biệt quan trọng. Nếu không lựa chọn đúng kênh truyền thông thì doanh nghiệp sẽ lãng phí tài nguyên 1 cách đáng tiếc, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phòng marketing.
VD: Brand V64 chuyên các sản phẩm về Jean đã booking hoa hậu H'Hen Niê để lên 1 concept (ngay khi cô ấy vừa đăng quang hoa hậu) nhưng thực tế thì gần như không mấy ai biết chiến dịch đó từng diễn ra. -
Chọn đúng người/đối tác để booking marketing: không phải người được booking nổi tiếng là có thể thu được kết quả tốt, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính cách, phong cách của người được book, mức độ ảnh hưởng của người đó đối với ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, tính liên quan đến khách hàng mục tiêu...
-
Rõ ràng về nội dung và trách nhiệm: Cần xác định rõ quyền, nghĩa vụ, công việc của các bên khi tiến hàng booking, không phải người nổi tiếng nào cũng có cách làm việc chuẩn mực và ngược lại không phải doanh nghiệp nào cũng chuyên nghiệp. Làm rõ các nội dung liên quan để tránh những rủi ro đáng tiếc. Đặc biệt từ phía doanh nghiệp, nếu xảy ra tranh chấp, rất có thể bị sự phản ứng từ họ và fan của họ.
-
Kiểm tra độ uy tín của đối tác booking marketing: Ngoài profile bên ngoài thì cần kiểm tra độ uy tin của các người được book, và ngược lại độ uy tín của doanh nghiệp. Đối với các KOL. KOC, người nổi tiếng cần xem kỹ các vấn đề liên quan đến uy tín doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ mà họ đang cung cấp, có hay không những phản hồi tiêu cực từ khách hàng.
-
Còn đối với doanh nghiệp, khi booking, đặc biệt là booking các KOL, KOC (hay những micro influencer) thì phải đặc biệt quan tâm đến độ uy tín và thái độ làm việc của họ, đừng để tiền mất tật mang mà còn “ôm thêm cục tức”.
-
Hợp đồng Booking marketing rõ ràng: Dĩ nhiên sau khi đã thỏa thuận xong công việc thì các bên cần văn bản hóa nó với 1 bản hợp đồng, tốt nhất hãy tìm 1 ai đó có kinh nghiệm booking để họ có thể lường trước được các vấn đề, quyền, nghĩa vụ của các bên - từ đó sẽ có 1 bản hợp đồng với điều khoản chặt chẽ và đảm bảo quyền lợi của các bên.
-
Chuẩn bị các phương án dự phòng: Dự trù tất cả các phương án dự phòng cho trước, trong và sau khi diễn ra hoạt động booking để giúp doanh nghiệp ứng phó với mọi kịch bản. Từng có rất nhiều doanh nghiệp không thể xử lý đc tất cả các yêu cầu từ khách hàng khi mà chiến dịch booking diễn ra thành công - đó chỉ là 1 ví dụ nhỏ trong các tình huống có thể xảy ra.
-
Đảm bảo đồng bộ trong thông điệp: Hãy luôn duy trì tính ổn định, đồng bộ của hoạt động booking với tính cách thương hiệu, thông điệp truyền thông, giá trị cốt lõi là doanh nghiệp đang theo đuổi, đừng để 1 chiến dịch booking phá vỡ đi những quy tắc mà doanh nghiệp nhiều năm xây dựng.
Xem thêm: Marketing Trend Là Gì? Những Lưu Ý Khi Bắt Trend Trong Marketing