Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Trong Marketing
Chỉ sản phẩm tốt là chưa đủ để giữ chân khách hàng. Điểm tạo nên sự khác biệt và thành công bền vững chính là bộ nhận diện thương hiệu, giúp doanh nghiệp nổi bật và ghi dấu ấn trong lòng khách hàng.
1. Bộ nhận diện thương hiệu trong marketing là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity) không chỉ đơn thuần là logo hay slogan mà là tổng hòa các yếu tố thể hiện cá tính, thông điệp và giá trị cốt lõi của thương hiệu
Nó là "gương mặt" của thương hiệu, giúp thương hiệu ghi dấu ấn đặc biệt và duy trì sự nhất quán trên mọi nền tảng truyền thông. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm logo, màu sắc, phông chữ, biểu tượng, slogan, cách sử dụng hình ảnh và các yếu tố khác.
2. Vai trò và chức năng của bộ nhận diện thương hiệu
Một doanh nghiệp thành công không chỉ nhờ vào sản phẩm hay dịch vụ chất lượng, mà còn nhờ vào cách họ tạo dựng và duy trì hình ảnh trong tâm trí khách hàng. Bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò không nhỏ trong việc xây dựng "nhận thức thương hiệu" và tạo ra sự khác biệt giữa hàng ngàn đối thủ. Từ ấn tượng đầu tiên đến sự nhận diện lâu dài, một bộ nhận diện tốt sẽ:
- Xác định bản sắc thương hiệu: Xác định bản sắc thương hiệu là bước nền tảng, giúp doanh nghiệp truyền tải rõ ràng những giá trị cốt lõi và thông điệp chính. Một thương hiệu thành công phải có sự đồng bộ trong hình ảnh và thông tin truyền tải, không chỉ hướng ra bên ngoài mà còn tạo sự nhất quán trong nội bộ.
- Đồng bộ các hình ảnh của thương hiệu: Từ logo, màu sắc đến cách trình bày sản phẩm, mọi yếu tố cần phải đồng nhất và nhất quán trên tất cả các phương tiện truyền thông, bao bì, và các tài liệu tiếp thị.
- Định vị thương hiệu: Một bộ nhận diện mạnh mẽ giúp doanh nghiệp định vị rõ ràng thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng, từ đó tạo ra sự khác biệt so với đối thủ.
- Tăng tính cạnh tranh: Khi sở hữu một bộ nhận diện chuyên nghiệp và nhất quán, doanh nghiệp sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh, từ đó dễ dàng thu hút và giữ chân khách hàng.
3. Các thành phần cơ bản của một bộ nhận diện thương hiệu
- Logo: Biểu tượng đặc trưng và dễ nhận biết nhất của thương hiệu. Logo là "gương mặt" đại diện cho toàn bộ doanh nghiệp.
- Màu sắc chủ đạo: Mỗi màu sắc đều mang lại một cảm xúc và thông điệp riêng. Màu sắc không chỉ phải hài hòa mà còn phản ánh đúng cá tính thương hiệu. Ví dụ như màu đỏ của Coca-Cola hay xanh dương của Facebook.
- Phông chữ (Typography): Font chữ không chỉ cần dễ đọc mà còn phải phù hợp với cá tính và phong cách mà thương hiệu muốn thể hiện.
- Slogan: Một câu khẩu hiệu ngắn gọn, súc tích nhưng đầy sức mạnh giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu.
- Moodboard, brand-kit: Đây là công cụ hỗ trợ trong quá trình xây dựng hình ảnh và giúp định hướng phong cách nhất quán cho toàn bộ thương hiệu.
- Bao bì sản phẩm: Bao bì không chỉ đơn thuần là vỏ ngoài mà còn là một phần của chiến lược marketing, giúp tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng.
- Hệ thống ấn phẩm văn phòng: Từ danh thiếp, thư mời đến tài liệu công ty, mọi thứ đều phải đồng bộ với hình ảnh thương hiệu.
- Hệ thống ấn phẩm ngoài trời: Biển quảng cáo, standee, poster đều cần tuân theo chuẩn bộ nhận diện.
- Hệ thống hình ảnh liên quan: Tất cả hình ảnh sử dụng trong truyền thông phải tuân thủ theo phong cách định hướng ban đầu.
- Bộ POSM tham khảo: Bao gồm các công cụ hỗ trợ bán hàng như tờ rơi, banner, bảng trưng bày. Đây là yếu tố quan trọng trong việc truyền thông trực tiếp tại điểm bán.
4. Đặc điểm của một bộ nhận diện thương hiệu tốt
Để đánh giá một bộ nhận diện có chất lượng hay không, bạn cần xem xét các yếu tố sau”
Thể hiện được tính cách thương hiệu: bộ nhận diện thương hiệu vừa là các thành phần trực quan, vừa là một cách để thể hiện tính cách thương hiệu. Thông qua nó, người dùng có thể cảm nhận được ý tưởng, mong muốn và giá trị mà thương hiệu mong muốn truyền tải.
Dễ nhớ và ấn tượng: bộ nhận diện (bao gồm logo) sẽ đại diện cho thương hiệu trên phương diện hình ảnh, tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua thị giác. Để đảm bảo tính nhận diện cho nó thì tiêu chí dễ nhớ luôn là ưu tiên hàng đầu.
Chưa biết bạn đang kinh doanh sản phẩm dịch vụ gì, chất lượng ra sao, thông điệp bạn muốn truyền tại là gì… nhưng nếu người dùng nhớ được logo, màu sắc, slogan của bạn là gì thì bạn đã thành công bước đầu với mục tiêu branding - tạo ra những giá trị vô hình cho thương hiệu về lâu dài.
Đơn giản, tối giản: Một thiết kế đơn giản, không rườm rà, sẽ giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và tạo được dấu ấn sâu sắc trong tâm trí họ. Đơn giản nhưng không đơn điệu, càng tối giản thì sẽ đáp ứng được nhiều nhất gu thẩm mỹ có số đông khách hàng.
Đơn giản không chỉ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu mà còn thể hiện được sự chuyên nghiệp. Vì vậy, hãy tạo ra một logo thương hiệu đừng cầu kỳ và nhồi nhiều nội dung vào bên trong
Tính linh hoạt và dễ sử dụng: Logo của bạn cần phải linh hoạt để có thể áp dụng hiệu quả trên nhiều loại hình truyền thông từ in ấn đến digital. Từ kích thước lớn cho đến nhỏ, từ màn hình số đến giấy in, thiết kế logo linh hoạt sẽ đảm bảo rằng hình ảnh thương hiệu của bạn luôn được truyền tải một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Những điểm nhấn này không chỉ khiến logo của bạn trở nên đặc biệt mà còn giúp nó dễ dàng kết nối hơn với khách hàng.
5. Quy trình thiết kế 1 bộ nhận diện thương hiệu
Để có được một bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả, bạn cần phải tuân thủ một quy trình thiết kế nghiêm ngặt và kỹ lưỡng.
Bước 1: Xác định định hướng thương hiệu, thông điệp truyền thông, content direction. Đây là bước đầu tiên để xác định được hướng đi cốt lõi của thương hiệu. Điều này bao gồm việc làm rõ thông điệp mà thương hiệu muốn gửi gắm và phương thức truyền thông chủ đạo. Quá trình này giúp định hình các yếu tố nội dung và thẩm mỹ mà thương hiệu định theo đuổi, từ đó phát triển một chiến lược sáng tạo rõ ràng.
Bước 2: Tiếp theo, hãy lắng nghe nhu cầu và mong muốn của chủ doanh nghiệp để đảm bảo bộ nhận diện phù hợp với tầm nhìn dài hạn.
Bước 3: Các yếu tố liên quan khác nghiên cứu từ thị trường, đối thủ cạnh tranh đến xu hướng thiết kế, tất cả đều ảnh hưởng đến quá trình thiết. Cần được khảo sát kỹ lưỡng để giúp thương hiệu nổi bật và đảm bảo rằng thiết kế sẽ không xảy ra lỗi không mong muốn gay sau khi được ra mắt.
Bước 4: Lên ý tưởng thực hiện dựa theo những phân tích và định hướng ban đầu để phát triển các ý tưởng sáng tạo nhất. Quá trình này bao gồm việc thử nghiệm và tinh chỉnh từng ý tưởng, từ những bản phác thảo đầu tiên cho đến các mẫu thiết kế thử nghiệm, nhằm tạo ra những thiết kế cuối cùng thật sự độc đáo và ấn tượng.
Bước 5: Thiết kế logo. Đây là bước quan trọng nhất, tạo nên linh hồn của bộ nhận diện. Vì vậy việc thiết kế logo cần phải nghiên cứu từng chi tiết nhỏ để đảm bảo tính nhận diện và khả năng thích ứng trên đa dạng phương tiện.
Bước 6: Xác định các thành tố liên quan: màu sắc, font chữ không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ mà còn góp phần vào việc truyền tải cảm xúc và giá trị thương hiệu. Sự lựa chọn này phải phù hợp với tinh thần và ngôn ngữ của thương hiệu.
Bước 7: Giai đoạn cuối cùng là thiết kế và thực thi các thành phần của bộ nhận diện từ name card, đến mẫu quảng cáo và bao bì sản phẩm. Mỗi chi tiết đều phải đồng bộ và tạo nên một tổng thể hài hòa, thể hiện được sự chuyên nghiệp và duyên dáng của thương hiệu.
6. Chi phí thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Chi phí thiết kế bộ nhận diện thương hiệu có rất nhiều giá khác nhau, tuỳ theo yêu cầu, cách thực thực hiện, đối tác thực hiện:
Yêu cầu của chủ sở hữu: tuỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp mà mức giá sẽ khác nhau. Có những khách hàng chỉ cần thiết kế 1 chiếc logo cùng một vài ấn phẩm liên quan, hay thậm chí họ cũng không quan tâm đến gì khác ngoài logo. Nhưng ngược lại có những doanh nghiệp thì có yêu cầu phức tạp về tính thẩm mỹ, phong cách, số lượng options, các ấn phẩm liên quan..
Hay những yêu cầu mang tính định tính như “thể hiện được tính cách thương hiệu”. Những yêu cầu như vậy đòi hỏi đơn vị thiết kế phải có một đội ngũ có chuyên môn cao không chi trong khả năng thiết kế mà còn phải có kiến thức marketing chuyên sâu.
Agency design/freelancer mà doanh nghiệp hợp tác: có rất nhiều đối tác mà doanh nghiệp có thể lựa chọn như freelancer, team design freelancer, agency design. Không phải cứ hợp tác với freelancer là sẽ có mức chi phí thấp hơn và ngược lại.
Chi phí nó sẽ phụ thuộc vào quy mô đối tác thiết kế, tên tuổi, mức độ uy tín hay đơn giản là đối tác của những đơn vị đó là ai.
Quy mô doanh nghiệp: mối liên quan giữa quy mô doanh nghiệp và chi phí thiết kế bộ nhận diện thương hiệu thường sẽ không thấy ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sẽ chỉ quan tâm đề yêu cầu của họ được hoàn thành với mức chi phí thấp nhất có thể, nhưng đối với những doanh nghiệp lớn họ sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ đồng để thiết kế một bộ nhận diện bởi vì họ muốn truyền tải thông tin họ là 1 doanh nghiệp tầm cỡ, và chúng tôi muốn mọi thứ là tốt nhất
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa: 50 - 200 triệu đồng
- Doanh nghiệp lớn: 200 triệu - 1 tỷ đồng
- Tập đoàn đa quốc gia: Có thể lên đến vài tỷ đồng
Tuy nhiên, đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu nên được xem là khoản đầu tư dài hạn, mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp. Một bộ nhận diện chuyên nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí marketing về lâu dài mà còn để xây dựng thương hiệu mạnh mẽ.
7. Một số bộ nhận diện được cho là tốt
VietNam coffee ( Vina Coffee): Bộ nhận diện mới của thương hiệu cà phê Việt Nam lấy hình ảnh ngôi sao làm chủ đạo với tone màu xanh tượng trưng cho màu xanh của rừng xanh. Mang đến một thiết kế vừa hiện đại vừa gần gũi
Ngoài ra, gần đây nhiều thương hiệu cũng đang làm mới lại bộ nhận diện của mình để mang lại một hình ảnh mới hơn. Sử dụng font chữ hiện đại, đơn giản kết hợp cùng màu sắc chủ đạo mang đến sự mới lạ cho khách hàng
8. Một số agency design nổi bật tại thị trường việt nam
- Bratus Agency: Một trong những agency hàng đầu về thiết kế thương hiệu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các giải pháp sáng tạo độc đáo và hiệu quả.
- Bee art: Được biết đến với các dự án dịch vụ thiết kế logo, nhận diện thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu sáng tạo.
- Brando Agency: Một phần của mạng lưới Saatchi toàn cầu, nổi bật với các chiến dịch và thiết kế sáng tạo.
- Mettle & Bond: Chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế thương hiệu và digital marketing.
- Sao Kim Branding: Công ty tư vấn và thiết kế thương hiệu, với kinh nghiệm lâu năm trong việc xây dựng các thương hiệu lớn.