Threads Có Những Điểm Khác Gì So với Các Kênh Social Khác
Threads - đứa con mới của Meta đang gây bão mạng xã hội. NhưngThears có gì hot? Khám phá những điểm giúp Threads tách khỏi đám đông social media và lý do nó có thể là kẻ thay thế Linkedin trong tương lai.
1. Giới hạn về ký tự
Khác với Facebook cho phép viết cả "cây tiểu thuyết", Threads giới hạn mỗi bài đăng chỉ 500 ký tự. Trong thời buổi quá nhiều thông tin như hiện nay, ai cũng quá bận rộn để đọc những status dài ngoằng. Với 500 ký tự, mỗi bài đăng trên Threads buộc phải súc tích, đi thẳng vào vấn đề. Điều này giúp người đọc tiếp thu thông tin nhanh chóng, hiệu quả hơn.
2. Cộng đồng mở và tương tác dễ dàng
Threads cũng nổi bật ở khả năng mở rộng cộng đồng. Nếu như trên Facebook, các nhóm và cộng đồng thường bị kiểm soát khá chặt về quyền riêng tư, các cuộc trò chuyện trong nhóm chỉ giới hạn trong một số lượng thành viên, thì Threads có xu hướng mở hơn, cho phép người dùng tiếp cận các cuộc thảo luận rộng rãi hơn mà không bị bó hẹp.
Với cơ chế cởi mở, Threads giúp người dùng dễ dàng tìm thấy và tham gia vào các cuộc trò chuyện mà họ quan tâm, thay vì bị hạn chế bởi thuật toán hay phạm vi kết nối nhỏ gọn như trên Facebook.
3. Giao diện tối giản dễ dùng
Mở Threads lên, ấn tượng đầu tiên là giao diện rất clean. Không rối rắm như Facebook, cũng chẳng màu mè như TikTok. Tất cả được thiết kế theo kiểu tối giản: màu đen trắng chủ đạo
Nhìn qua, giao diện Threads có vẻ hơi na ná với Twitter. Nhưng khi dùng kỹ, sẽ thấy Threads còn đơn giản hơn nhiều. Không có quá nhiều nút bấm rối rắm, mọi thứ được thiết kế theo hướng đơn giản và dễ sử dụng.
4. Không có quảng cáo
Một điểm khác biệt đáng chú ý khác của Threads là nền tảng này không có quảng cáo hoặc nội dung tài trợ. Trong khi Facebook và Instagram tận dụng tối đa quảng cáo. Hiện tại, khi lướt Threads, bạn sẽ không thấy bất kỳ quảng cáo nào xen giữa các bài đăng, trong khi Facebook và Instagram tận dụng tối đa quảng cáo để kiếm tiền, khiến cho trải nghiệm người dùng đôi khi bị gián đoạn bởi các nội dung quảng bá
Tất nhiên, chắc chắn trong tương lai Threads cũng sẽ có quảng cáo. Nhưng ít ra trong giai đoạn đầu này, người dùng được tận hưởng một không gian mạng xã hội " sạch", tập trung vào nội dung do chính người dùng tạo ra.
5. Chỉ dùng được duy nhất một Hashtag
Khác với Instagram cho phép dùng tới 30 hashtag, Threads chỉ cho phép một hashtag duy nhất cho mỗi bài đăng. Lúc đầu nghe cứ tưởng là hạn chế, nhưng dùng riết thấy hay hay
Thay vì spam cả chục hashtag như “#workfromhome #digitalmarketing #SEO nhằm kéo nhiều tương tác, bạn sẽ phải chọn duy nhất một hashtag đại diện cho toàn bộ nội dung bài đăng. Điều này không chỉ giúp giảm bớt sự lộn xộn mà còn khiến người dùng tập trung hơn vào thông điệp muốn truyền tải.
6. Chỉ tập trung vào hội thoại
Không giống như các nền tảng mạng xã hội khác như facebook và instagram, nơi mà hình ảnh và video chiếm ưu thế, thì ngược lại Threads tập trung nhiều hơn vào nội dung bằng văn bản và các cuộc hội thoại.
Bạn có thể chia sẻ suy nghĩ, đặt câu hỏi, và thảo luận mà không bị phân tâm bởi những yếu tố khác như trên Instagram hay TikTok. Điều này làm cho Threads trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những ai thích trao đổi sâu sắc, mang tính học hỏi hoặc tìm kiếm những thông tin chuyên sâu.
7. Tuyển dụng kiểu mới
Nếu bạn từng loay hoay với việc tạo CV chuẩn, sửa từng dòng profile trên LinkedIn sao cho thật chuyên nghiệp, thì Threads có thể sẽ là một luồng gió mới. Thay vì yêu cầu người dùng phải có hồ sơ chi tiết, bài bản như LinkedIn hay TopCV, Threads tạo ra không gian tuyển dụng linh hoạt hơn. Bạn có thể kết nối, trao đổi với nhà tuyển dụng dựa trên sự tương tác tự nhiên, thay vì phải thể hiện bản thân qua một bản CV cứng nhắc.
Có thể thấy Threads đang dần trở thành một nơi tuyển dụng phiên bản "chill" hơn, nơi mà ranh giới giữa công việc và đời sống cá nhân được xóa nhòa. Nó tạo ra một không gian tuyển dụng gần gũi, thực tế hơn so với các nền tảng truyền thống.
Xem thêm: Threads Instagram Là Gì? Khác Biệt Giữa Threads Và Instagram