Logo là gì? Phân loại logo
I. Logo là gì?
Logo là một biểu tượng hình ảnh (có thể kết hợp với tên và slogan), đại diện cho cá nhân hoặc tổ chức (KOL, KOC, doanh nghiệp, thương hiệu, tổ chức, v.v.). Nếu tên gọi là sự thể hiện bằng ngôn từ của cá nhân hoặc tổ chức, thì logo là sự thể hiện dưới dạng hình ảnh của các cá nhân/tổ chức đó. Logo có thể có nhiều phong cách và định dạng khác nhau, tùy thuộc vào quá trình xây dựng và phát triển của chủ sở hữu.
II. Logo sử dụng như thế nào
Về vị trí xuất hiện: Logo sẽ xuất hiện ở bất cứ đầu mà cá nhân/tổ chức mong muốn hoặc với bất cứ mục đích sử dụng nào của chủ sở hữu. Có thể kể đến một số vị trí xuất hiển phổ biên như sau:
- Trên sản phẩm và bao bì sản phẩm
- Trên các ấn phẩm in ấn
- Trên các bản hiệu
- Trên các ấn phẩm/thiết kế truyền thông marketing
- Trên đồng phục, dây đeo..
- Trên các loại giấy tờ hành chính
- Trên các mạng sẽ hội...
- Trên các vị trí trên website
- Và rất rất nhiều vị trí khác nữa!
Về quy tắc sử dụng: một logo hay bộ nhận diện sẽ có những hướng dẫn sử dụng cụ thể. Thông thường sẽ gồm các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Màu sắc chính và phụ của logo: logo bản hoàn chỉnh (full màu), bản logo chữ, bản logo rút gọn...
- Kích thước xuất hiện ở các vị trí khác nhau
- Hướng dẫn sử dụng trên các backround khác nhau
- Các biến thể về màu sắc của chúng
- Và các quy tắc khác tùy theo người thiết kế hoặc chủ sở hữu
Logo sẽ có rất nhiều phiên bản khác nhau như:
- Bản hoàn chỉnh
- Bản icon
- Bản logo dạng text
- Bản rút gọn
- Các phiên bản về màu sắc
- Và các phiên bản khác tùy theo người thiếu kế hoặc chủ sở hữu
III. Phân loại logo
1. Wordmark (Logo chữ)
Wordmark là logo chỉ sử dụng tên thương hiệu, thường sử dụng kiểu chữ đặc trưng để làm nổi bật. Loại logo này phù hợp với những thương hiệu có tên độc đáo và dễ nhận diện.
- Ưu điểm: Dễ nhận diện, rõ ràng và truyền đạt trực tiếp tên thương hiệu.
- Nhược điểm: Phụ thuộc nhiều vào tên thương hiệu. Tên dài có thể khiến logo trở nên rối mắt.
- Ví dụ: Google, Coca-Cola, Visa
2. Emblems logo (Logo biểu tượng)
Là một dạng logo kết hợp nhiều yếu tố (như hình ảnh, đồ họa, văn bản và ký hiệu) thành một tổng thể thống nhất, duy nhất.
Ví dụ: Logo của Manchester United, Yale
- Ưu điểm: Mang tính ổn định, tính nhất quán
Chúng dễ nhớ, chuyên nghiệp và mang lại cảm giác mạnh mẽ cho thương hiệu của bạn.
Hạn chế được việc được đạo nhái thương hiệu chúng khó sao chép
- Nhược điểm: Vì chúng rất chi tiết nên độ linh hoạt có thể kém, chúng có thể không đẹp khi được thay đổi kích thước thành độ phân giải nhỏ hơn hoặc không dễ đọc khi đặt trên biển quảng cáo.
3. Monogram logos (Logo chữ lồng)
Logo chữ lồng là các chữ cái viết tất của tên thương hiệu được thiết kế lồng lại với nhau để làm logo.
Ví dụ: Các thương hiệu thời trang xa xỉ như Louis Vuitton, Chanel và Gucci
- Ưu điểm:
Chữ lồng là tối giản. Chữ lồng là biểu tượng đơn giản và thanh lịch để xây dựng thương hiệu.
Phong cách này có thể phù hợp với bất kỳ phong cách kinh doanh nào. Đơn giản và có thể truyền tải đúng thông điệp mà bạn muốn đối tượng mục tiêu của mình nhìn thấy.
Mang đến cho thương hiệu của bạn diện mạo tối giản độc đáo.
Sự độc đáo của logo chữ lồng nằm ở chữ cái, phông chữ, hình dáng và màu sắc.
Logo chữ lồng dễ nhận thấy làm cho người dễ nhớ bởi các tổ hợp chữ cái hơn nhiều so với logo phức tạp
- Nhược điểm:
Các chữ cái viết tắt ngẫu nhiên như SPT có thể dễ dàng gây nhầm lẫn cho khán giả.
5. Pictorial marks (Logo biểu tượng hình ảnh)
Pictorial marks là loại logo sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh đồ họa để đại diện cho thương hiệu. Hình ảnh này thường đơn giản nhưng đặc biệt, khiến nó dễ nhận biết và dễ nhớ. Logo hình ảnh có thể đứng riêng hoặc kết hợp với tên thương hiệu.
Ví dụ: logo Apple mang tính biểu tượng, chú chim Twitter (hiện được gọi là X)
- Ưu điểm:
Hình ảnh được hiện cảm xúc và ý tưởng mạnh mẽ hơn văn bản.
Logo được xem là hình ảnh thương hiệu vì vậy nếu hình ảnh thương hiệu được thiết kế tốt có thể giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và vượt qua rào cản ngôn ngữ.
Những loại logo này cũng dễ mở rộng quy mô.
- Nhược điểm:
Không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được biểu tượng phù hợp có thể đại diện cho toàn bộ thương hiệu.
Hơn nữa, một hình ảnh hoặc biểu tượng sẽ có thể có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau
6. Abstract logo marks (Logo trừu tượng)
Là loại logo không sử dụng một hình ảnh cựu thể. Thay vì là một hình ảnh dễ nhận biết như quả táo hoặc con chim nó là một hình dạng hình học trừu tượng đại diện cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Bao gồm logo vòng tròn chia đôi Pepsi và bông hoa sọc Adidas.
Thông qua Abstract logo marks bạn có thể truyền tải những gì công ty bạn làm một cách tượng trưng, mà không cần dựa vào ý nghĩa văn hóa và hàm ý của một hình ảnh cụ thể.
- Ưu điểm:
Nó không bị gò bó vào bất cứ một ý nghĩa nhất định nào, mỗi người xem sẽ tự đặt ra cho nó 1 cách hiểu khác nhau
Sáng tạo: chính vì tính chất không bị gò bó vào brand name, hình ảnh, biểu tượng nào nên khi sáng tạo, người thiết kế sẽ có nhiều ý tưởng và thỏa sức sáng tạo
Có thể được tùy chỉnh theo thương hiệu theo nhiều hình thức để phù hợp với các mục đích khác nhau.
Có thể thử nghiệm với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau để gợi lên cảm xúc phù hợp cho đối tượng của mình.
- Nhược điểm:
Logo trừu tượng đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo.
Thiết kế của một logo trừu tượng có thể là một bất lợi nếu bạn thêm quá nhiều chi tiết.
7. Mascots (Logo linh vật)
Logo linh vật là logo có nhân vật minh họa. Thường đầy màu sắc, đôi khi mang tính hoạt hình và hầu hết luôn vui nhộn, logo linh vật là một cách tuyệt vời để tạo ra người phát ngôn cho thương hiệu, nhân vật đại diện.
Ví dụ: Có thể nhắc đến như những linh vật nổi tiếng bao gồm Kool-Aid Man, Đại tá KFC và Mr. Peanut của Planter.
- Ưu điểm:
Là những nhân vật vui nhộn và tinh nghịch luôn thu hút sự chú ý.
Các thương hiệu có thể sử dụng chúng các chiến dịch tiếp thị để tạo nhận thức và tăng sự công nhận và khai thác câu chuyện.
Có thể tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực và tăng tương tác với khách hàng.
- Nhược điểm:
Vấn đề chính khi sử dụng logo linh vật là phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tạo ra thứ gì đó phù hợp với tính cách của thương hiệu.
Ngoài ra, rất khó để dự đoán người dùng sẽ phản ứng như thế nào với linh vật. Một thứ được thiết kế để trông vui nhộn có thể trông đáng sợ đối với một số người dùng.
8. Combination mark (Logo kết hợp)
Là logo mà hình ảnh và văn bản có thể được đặt cạnh nhau, xếp chồng lên nhau hoặc tích hợp với nhau để tạo thành một hình ảnh.
Ví dụ: Một số logo kết hợp nổi tiếng bao gồm Doritos, Burger King và Lacoste
- Ưu điểm:
Linh động khi sử dụng
Được kết hợp văn bản và ký hiệu, giúp cung cấp thông tin chính xác về thương hiệu và cho phép sử dụng một trong hai phần mà không cần phần còn lại.
- Nhược điểm:
Sẽ trông quá tải khi kết hợp nhiều quá nhiều loại logo
Thiết kế cả 2 yếu tố nên đòi hỏi cả 2 phải có tính nhất quán và hoạt động cùng nhau
Xem thêm: Mockup Là Gì? Hiểu Nhiều Hơn Về Mockup