Bẫy marketing & kinh doanh
Trong doanh nghiệp, có nhiều chiến dịch marketing được triển khai nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng lại ẩn chứa những mánh khóe mà người dùng không biết.
Cần tỉnh táo và nhận biết những bẫy trong marketing và kinh doanh để trở thành người tiêu dùng thông minh nhé.
1. Bẫy về giá
Là hoạt động đặt mức giá cao hoặc thấp bất thường để đánh vào sự tò mò (đối với sản phẩm giá cao) hay đánh vào tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng. Cách thức này sẽ được marketing rầm rộ, hay thực chất là một dạng nội dung cho các chiến dịch marketing.
-
Đối với người dùng: rủi ro mua phải sản phẩm kém chất lượng hoặc sản phẩm có giá cao hơn giá trị thực tế. Người tiêu dùng cần cân nhắc trước khi ra quyết định và phải thật tỉnh táo trước các chiêu trò marketing bẩn.
-
Đối với doanh nghiệp: tiềm ẩn cực kỳ nhiều rủi ro về vấn đề đạo đức kinh doanh, xây dựng thương hiệu về lâu dài, đặc biệt là rủi ro về việc phải chịu lỗ khi “đạp” giá quá thập. Hành vi người dùng hiện tại rất khác và có nhiều sự lựa chọn, họ có thể mua sản phẩm rẻ ở đây và hôm sau qua nơi khác để mua một sản phẩm rẻ tương tự thay vì chọn gắn bó với thương hiệu về lâu dài
2. Bẫy số đông:
Là các hoạt động marketing truyền thông gây sự chú ý bởi số đông người xem, tham gia, mua hàng nhưng đa số trong đó sẽ là những user ảo hoặc seeding.
-
Hiệu ứng tâm lý số đông từ trước đến này luôn đồng hành song song cùng sự phát triển của con người. Nhưng trong thời đại hiện nay, số đông thường không thật sự là số đông mà chỉ là các chiêu trò có mục đích rõ ràng. Người tiêu dùng phải luôn tỉnh táo trước nó để tránh những rủi ro và ôm thiệt hại về cho mình.
-
Đối với các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp này cần tránh việc sử dụng các tool, chick để bị ảnh hưởng đến nền tảng, kênh. Và dĩ nhiên là các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh, hay đối với thương hiệu là sự phát triển thiếu bền vững khi người dùng cảm nhận được giá trị thật
3. Bẫy về thời gian:
Là nội dung marketing theo dạng “sắp hết thời gian” để thúc giục người mua đưa ra quyết định. Nhưng thực tế hết thời gian của hôm nay thôi chứ ngày mai lại bắt đầu lại từ đầu!
4. Bẫy về kiến thức:
Đưa ra sự mập mờ, mơ hồ, trừu tượng hoá các thông tin, kiến thức nào đó và mục đích làm cho người đọc, người xem nghi ngờ về bản thân hoặc thông qua đó thần thánh hoá sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Đặc biệt là hình thức marketing bẩn đến từ các doanh nghiệp/cá nhân trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bán khoá học.
Hay các kiến thức mang tính chung chung không rõ ràng được marketing thổi phồng nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng. Lấy ví dụ như đồ chơi thông minh, đa số các nghiên cứu chứng minh đều đến từ những tổ chức mơ hồ hay thậm chí những nghiên cứu đó dễ dàng bị thao túng, thiếu tính khách quan. Thay vì “mua đồ chơi thông minh” tại sao không để trẻ tự chế tạo ra những món đồ chơi cho chính các bé?