Tầm quan trọng của nghiên cứu thiết kế graphic design
Trong tất cả các hoạt động kinh doanh, marketing đều cần việc mỗi người bỏ thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp của những hành động thực tế. Trong thiết kế đồ hoạt - graphic design cũng không nằm ngoài quy luật cơ bản đó.
Graphic design không chỉ là việc sử dụng tốt công cụ, có mindset tốt về thiết kế mà còn là việc am hiểu thị trường, khách hàng. Vậy cụ thể làm thiết kế đồ họa graphic design cần nghiên cứu những gì?
Nghiên cứu về chuyên môn tổng quan trong thiết kế đồ hoạ
1. Các nguyên lý thiết kế cơ bản
Các yếu tố cơ bản trong nguyên lý thiết kế như đường nét, hình khối, hình thức, màu sắc, lớp nền kết cấu, không gian và typography để tạo nên tác phẩm đồ hoạ hấp dẫn và hiệu quả. Thành thạo việc áp dụng những yếu tố cơ bản này, bạn sẽ có thể nâng cấp khả năng thiết kế của mình – cho dù chỉ là người mới bắt đầu.
2. Các khái niệm về thiết kế đồ hoạ
Để có thể làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, đòi hỏi các design hoặc các vị trí nhân sự liên quan khác cần hiểu rõ các khái niệm, nguyên lý, nguyên tắc thiết kế cơ bản như sự cân bằng, sự đối xứng, tạo điểm nhân, không gian, tỷ lệ… Hiểu càng rõ về nó thì mỗi “tác phẩm” design sau này sẽ có chiều sâu và dễ dàng thuyết phục người xem.
3. Các loại thiết kế đồ họa khác nhau
Thiết kế đồ hoạ chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại có đặc điểm và ứng dụng riêng. Bao gồm như logo là kiểu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Thiết kế dành cho các ấn phẩm in như brochure, poster, danh thiếp, bao bì sản phẩm. Thiết kế cho các nền tảng truyền thông xã hội bao gồm ảnh bìa, hình ảnh bài viết, và các banner quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý và tương tác của người dùng.
4. Công cụ và phần mềm thiết kế đồ hoạ
Một phần quan trọng trong thiết kế đồ họa là thành thạo các công cụ và phần mềm hỗ trợ thiết kế. Các phần mềm phổ biến bao gồm:
Adobe Photoshop: Dành cho chỉnh sửa ảnh và đồ họa raster, cắt ghép, hiệu chỉnh màu sắc, loại bỏ những chi tiết không mong muốn. Thường dùng để làm poster, banner, mockup sản phẩm,...
Adobe Illustrator: Tạo ra những hình ảnh không bị mất chất lượng khi phóng to hoặc thu nhỏ, phù hợp cho in ấn và kỹ thuật số. Dành cho thiết kế đồ họa vector như logo, pattern, sticker,...
InDesign: Chuyên sâu hơn về in ấn, ấn phẩm, quản lý và sắp xếp bố cục chuyên nghiệp với khả năng thao tác trên nhiều trang. Phần mềm thường dùng thiết kế ấn phẩm và xuất bản. Tạo ra các tài liệu tương tác như Ebook hoặc tạp chí điện tử. Thường dùng trong các thiết kế brochure, catalog, sách, báo, tạp chí.
Sketch/Figma: Phần mềm này dùng để thiết kế giao diện website, các ứng dụng trên mobile, tạo wireframe, mockup, và prototype cho ứng dụng hoặc website. Phối hợp giữa designer và developer trong phát triển sản phẩm.
5. Các thành phần trong thiết kế
Các thành phần không thể thiếu trong thiết kế đồ hoạ đó là typography, màu sắc, bố cục (layout),..giúp tạo ra một sản phẩm dễ nhìn, dễ hiểu và dễ tiếp nhận. Một thiết kế đẹp không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố này riêng lẻ mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa chúng. Thấu hiểu và áp dụng tốt các thành phần này sẽ giúp các nhà thiết kế tạo ra những sản phẩm ấn tượng và hiệu quả.
6. Các kiến thức cơ bản về marketing và mối liên hệ với design
Để thiết kế đồ hoạ hiệu quả, không chỉ cần hiểu về nghệ thuật và kỹ thuật thiết kế, mà còn phải nắm bắt các nguyên lý marketing. Trong thời đại mà thị giác đóng vai trò quyết định trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, Marketing và Design là hai yếu tố không thể tách rời. Nếu marketing là cách bạn kể câu chuyện thương hiệu, thì design chính là ngôn ngữ để truyền tải câu chuyện đó một cách hiệu quả nhất.
Nghiên cứu thực tế khi làm graphic design
1. Nghiên cứu về khách hàng cụ thể
Nắm rõ hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng để tạo ra thiết kế gần gũi. Đảm bảo thiết kế phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của đối tượng mà thương hiệu muốn chinh phục. Tìm hiểu khách hàng họ tìm kiếm điều gì ở thương hiệu – cảm giác an tâm, sự tiện lợi, hay một hình ảnh cá nhân hóa?
2. Nghiên cứu về ngành
Ngành nghề bạn đang thiết kế cũng có những đặc thù riêng mà doanh nghiệp cần hiểu rõ để sản phẩm không bị “lạc quẻ” hoặc lỗi thời. Mỗi ngành có một phong cách phổ biến. Tìm hiểu các chiến dịch nổi bật trong ngành, phân tích lý do chúng thành công, và rút ra bài học để áp dụng cho thiết kế.
3. Nghiên cứu về đối thủ
Không chỉ tập trung vào khách hàng và ngành, việc nghiên cứu đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp nhìn rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu và tìm cách để thương hiệu nổi bật hơn. Dựa vào những gì đã quan sát, doanh nghiệp có thể sáng tạo một phong cách riêng, khác biệt và nổi bật hơn trong mắt khách hàng.
4. Nghiên cứu về thương hiệu
Thiết kế tốt phải phản ánh chính xác giá trị và bản sắc thương hiệu. Hiểu rõ giá trị cốt lõi lịch sử và sứ mệnh của thương hiệu, bộ nhận diện hiện tại (logo, màu sắc, font chữ,...) và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Điều này đảm bảo thiết kế đồng bộ với bản sắc của thương hiệu.
5. Nghiên cứu về chiến lược, chiến dịch marketing
Hiểu mục tiêu của chiến dịch (tăng nhận diện thương hiệu hay tăng doanh số) để thiết kế hiệu quả, góp phần truyền tải thông điệp mạnh mẽ hơn. Chiến lược, chiến dịch marketing giúp tạo ra thiết kế không chỉ đẹp mà còn mang lại giá trị thực tế.
Ngoài ra, trong môi trường làm việc, sự hài lòng của cấp trên là yếu tố quan trọng, để tránh chỉnh sửa nhiều lần bạn nên tìm hiểu phong cách ưa thích của sếp, quan sát những thiết kế sếp duyệt trước đây, trao đổi trước về kỳ vọng của họ giúp công việc dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Lợi ích của việc nghiên cứu kỹ lưỡng khi làm graphic design
1. Phục vụ tốt nhất thị hiếu của khách hàng
Khi hiểu rõ khách hàng mục tiêu, nhu cầu, hành vi, sở thích sẽ thiết kế “đúng ý” khách hàng sẽ tăng khả năng tương tác, thu hút mạnh mẽ lượng khách hàng. Khách hàng cảm thấy được thấu hiểu, làm tăng thiện cảm với thương hiệu.
2. Tạo lợi thế cạnh tranh về hình ảnh cho doanh nghiệp/thương hiệu
Thiết kế được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng sẽ giúp thương hiệu nổi bật hơn so với đối thủ. Sản phẩm thiết kế đồng bộ với nhận diện thương hiệu, giúp thương hiệu ghi dấu ấn và có tính chuyên nghiệp. Nghiên cứu đối thủ giúp bạn tránh đi vào lối mòn và tạo ra thiết kế độc đáo, hấp dẫn hơn.
3. Tiết kiệm thời gian và công sức khi thiết kế
Hiểu rõ mục tiêu ngay từ đầu sẽ giảm thiểu các sai lệch và chỉnh sửa không cần thiết. Giảm thời gian vòng lặp giữa khách hàng, sếp và designer.
4. Không bị chi phối bởi phong cách cá nhân (quan điểm cá nhân trong thiết kế)
Thiết kế không phải là nơi áp đặt sở thích cá nhân, mà là nơi phục vụ mục tiêu của thương hiệu và khách hàng. Việc nghiên cứu để đảm bảo thiết kế phù hợp với người tiêu dùng cuối. Tạo sự đa dạng trong phong cách, không bị giới hạn bởi góc nhìn hoặc sở thích riêng.