Phân Biệt Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Dịch Marketing
Chiến lược, chiến thuật hay chiến dịch marketing là những thuật ngữ thường xuyên được sử dụng nhưng lại chính là những thuật ngữ mà nhiều người nhầm lẫn.
Khi mà các khái niệm cơ bản không được hiểu đúng để xây dựng marketing bài bản thì về lâu dài rất khó để doanh nghiệp phát triển.
Tình trạng xung đột giữa các thành tố như sản phẩm/dịch vụ, mô hình kinh doanh, hoạt động marketing, phân khúc khách hàng … sẽ diễn ra và rất khó để tháo gỡ.
Ví dụ: chiến lược nhắm đến xây dựng giá trị bền vững cho doanh nghiệp và xã hội nhưng sản phẩm lại kém chất lượng, phân khúc khách hàng thì lộn xộn - doanh nghiệp chỉ cố chạy theo doanh số trong suốt quá trình hoạt động.
Với ví dụ ở trên thì đó thực chất không phải là 1 doanh nghiệp mà chỉ là 1 tổ chức con buôn tự phát dưới 1 pháp nhân doanh nghiệp mà thôi.
Vậy ở đây chúng ta sẽ phân định ra các khái niệm chiến lược chiến thuật một cách rõ ràng, từ đó giúp các bạn có thể có những định hướng phát triển marketing của doanh nghiệp trong dài hạn.
1. Chiến lược marketing (Marketing Strategy)
Khái niệm: Chiến lược marketing là tầm nhìn dài hạn, mang tính định hướng phát triển tổng thể cho marketing của doanh nghiệp hoặc thương hiệu. Đây là kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động marketing - từ thông điệp truyền điệp truyền thông, nội dung marketing, kênh marketing đều phải phụ thuộc vào chiến lược marketing tổng thể. Từ chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp/thương hiệu thể hiện được tính tính cách, sự khác biệt cốt lõi, và tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Ví dụ: Chiến lược marketing của thương hiệu NEYUL là tập trung mang đến giá trị hữu ích đến với khách hàng. NEYUL không nhắm đến doanh thu bằng mọi giá, mà chú trọng vào việc tạo dựng lòng tin và quan hệ lâu dài với khách hàng theo phương trâm “cho đi trước - nhận lại sau”. Sau khi nhận được giá trị từ NEYUL, khách hàng có thể tự giải quyết các vấn đề marketing của doanh nghiệp mình.
Lưu ý: Chiến lược là một cái gì đó mà người lãnh đạo không thể học được, nó phải là xuất phát từ ý tưởng, sự thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng và nhiều yếu tố kinh tế, chính trị - xã hội khác.
Có rất nhiều bên đưa ra các nội dung dạng “5 chiến lược marketing giúp doanh nghiệp bạn xây dựng thương hiệu” nhưng thực tế đó chỉ là các phương pháp đơn giản ở tầm chiến thuật hoặc chiến dịch.
Chưa kể đến tính chất cá nhân hóa của người chủ sở hữu doanh nghiệp, có người muốn hướng đến một doanh nghiệp global, có người lại muốn hướng đến sự nghiệp cá nhân, nhưng có người lại muốn doanh nghiệp là một sự phụ sự xã hội và đất nước. Chính từ những điều cốt lõi này sẽ định hình cho chiến lược của toàn doanh nghiệp nói chung và chiến lược marketing nói riêng.
Phạm vi: Rộng, bao trùm nhiều khía cạnh của marketing. Có thể kể đến như: quản trị nhân sự, định hướng nội dung, thông điệp truyền thông, nội dung marketing, kênh marketing hay những điều nhỏ nhặt như phong cách sản xuất hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp.
Ví dụ 1: Chiến lược hướng đến trách nhiệm xã hội -> luôn đảm bảo phúc lợi và môi trường làm việc của phòng marketing
Ví dụ 2: Chiến lược hướng đến giá trị hữu ích của người dùng -> mỗi bài viết trên website không chỉ là nhồi nhét từ khóa mà còn phải cung cấp thông tin hữu ích và thực tế đến với người đọc.
Khung thời gian: Dài hạn hoặc xuyên suốt. Một chiến lược đặt ra có thể sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động marketing của doanh nghiệp trong 5 năm 7 năm 10 năm hoặc thậm chí là từ khi doanh nghiệp sinh ra đến khi nó phát triển hàng vài chục năm.
Tính linh hoạt: Không linh hoạt - khó thay đổi hoặc không thể thay đổi
Phụ trách: Ban lãnh đạo (BOD). Ban lãnh đạo hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ là người đưa ra chiến lược marketing cho doanh nghiệp. Gần như sẽ không có sự tham gia của các nhân sự khác, hoặc nếu có thì chỉ là sự cố vấn.
2. Chiến thuật marketing (Marketing Tactic)
Khái niệm: Chiến thuật marketing là cách thức cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được các mục tiêu của chiến lược marketing. Mỗi chiến thuật thường tập trung vào một nhóm khách hàng, kênh, hoặc nội dung cụ thể nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong một giai đoạn hoặc tình huống nhất định.
Ví dụ: Hiện tại khi đang viết bài viết này, NEYUL đang có chiến lược mang tính tập trung hóa nhắm đến khách hàng là những doanh nghiệp SME, cung cấp nội dung/thông tin/bài viết hữu ích có tính thực tế cao. Cụ thể sẽ là các bài viết về marketing trên website và tối ưu SEO. Sau đó chính các bài viết này sẽ được đơn giản hóa thành các bài post ngắn để đăng tải lên các mạng xã hội.
Phạm vi: Nhỏ hơn chiến lược, tập trung vào một vài kênh hoặc nội dung.
Khung thời gian: Trung hạn.
Tính linh hoạt: Có thể điều chỉnh nhưng không nhiều, trừ trường hợp có các biến động lớn về hoạt động kinh doanh, marketing hoặc thị trường
Để đảm bảo được hiệu quả cho các chiến thuật marketing cần có thời gian trung đến dài hạn để triển khai, việc triển khai không động bộ, thay đổi liên tục sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn của công việc và nhân sự phòng marketing.
Phụ trách: Quản lý marketing (Lead Marketing, Marketing Manager).
Thông thường những người quản lý cấp trung và cấp cao của bộ phận marketing sẽ đưa ra các chiến lược chi tiết nhằm đảm bảo chuyên môn cần thiết.
3. Chiến dịch marketing (Campaign marketing)
Khái niệm: Chiến dịch marketing là các hoạt động marketing cụ thể, được lên kế hoạch cho một khoảng thời gian ngắn hạn để đạt được một mục tiêu nhất định. Các chiến dịch thường bao gồm chi tiết về nội dung và cách thức triển khai trên các kênh cụ thể.
Phạm vi: Nhỏ, tập trung vào một kênh và một vài nội dung cụ thể.
Khung thời gian: Ngắn hạn hoặc rất ngắn hạn.
Tính linh hoạt: Rất linh hoạt, có thể thay đổi dựa trên tình hình, kết quả, số liệu triển khai thực tế.
Phụ trách: Nhân viên marketing.
Ví dụ: NEYUL lên kế hoạch chạy chiến dịch quảng bá dịch vụ vào quý IV năm 2024, nhằm thu hút lượng khách hàng nhất định trong dịp cao điểm cuối năm. Chiến dịch này có thể bao gồm các hoạt động quảng cáo, bài viết giới thiệu dịch vụ.
Sau đây là một số khác biệt chính giữa chiến lược marketing, chiến thuật marketing, chiến dịch marketing.
Chiến lược |
Phạm vi |
Khung thời gian |
Tính linh hoạt |
Phụ trách |
Rộng và bao quát |
Dài hạn hoặc xuyên suốt |
Không có |
BOD |
|
Chiến thuật |
Kênh và một số kênh. Nội dung hoặc một số nội dung |
Trung hạn |
Có thể điều chỉnh nhưng ko nhiều |
Lead Marketing, marketing manager |
Chiến dịch |
1 kênh 1 nội dung |
Ngắn hoặc rất ngắn |
Rất linh hoạt |
Nhân viên marketing |