Những Lưu Ý Khi Làm Việc Với Agency
Trong quá trình làm việc đừng chọn agency một cách thoáng qua hãy tìm agency có kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn.
1. Hiểu rõ mục tiêu và kỳ vọng
Khi bắt đầu hợp tác với một agency, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ mục tiêu và kỳ vọng của mình. Doanh nghiệp bạn muốn tăng doanh số, nâng cao nhận diện thương hiệu hay cải thiện về traffic? Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp định hướng chiến dịch marketing mà còn giúp agency có thể hiểu được điều bạn đang hướng tới và đáp ứng đúng yêu cầu của bạn.
Không nên đặt kỳ vọng quá cao và thiếu thực tế. Điều này có thể gây áp lực không cần thiết và làm giảm hiệu quả công việc.
Ví dụ: Doanh nghiệp bạn muốn agency tạo ra một chiến dịch viral trên tik tok trong thời gian ngắn, hãy hiểu rằng không phải chiến dịch nào cũng có thể đạt được hiệu quả như mong đợi ngay lập tức. Hãy đặt kỳ vọng thực tế và đánh giá dựa trên sự tiến bộ.
2. Chọn Agency phù hợp với ngành của bạn
Đừng chọn agency một cách thoáng qua, lựa chọn Agency chuyên về Website mà doanh nghiệp bạn lại đang kinh doanh mỹ phẩm? Tìm agency có kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn. Xem portfolio, các chiến dịch, khách hàng mà họ từng hợp tác. Đừng ngại "soi kỹ" trước khi quyết định.
Xem thêm: Cách chọn đơn vị agency phù hợp
3. Cử người liên lạc và phụ trách làm việc với agency có đủ chuyên môn
Tình trạng thường thấy đó là việc các doanh nghiệp cử những người chuyên môn yếu kém, thậm chí là không có chuyên môn để làm việc với agency. Dẫn đến tình trạng “ông nói gà bà nói vịt”, hay việc đưa ra những yêu cầu vô lý đối với agency.
Người liên lạc phải là người có chuyên môn cao hoặc ít nhất ở mức cơ bản để đảm bảo làm việc với agency một cách nhịp nhàng nhất có thể. Hay đơn giản là dễ dàng đi đến thống nhất công việc giữa 2 bên.
4. Liên lạc và cập nhật thông tin liên tục
Duy trì liên lạc, thống nhất tần suất liên lạc với agency để đảm bảo theo sát tiến độ để có thể đưa ra những nhắc nhở, cảnh báo hoặc để hỗ trợ các vấn đề phát sinh ngày lập tức - vừa giúp doanh nghiệp đảm bảo tiến độ và giúp agency thực hiện công việc một cách dễ dàng.
5. Đánh giá và đo lường kết quả
Hãy xem xét các dự án sáng tạo mà agency đã thực hiện trước đó để đánh giá khả năng đổi mới của họ. Sự độc đáo trong ý tưởng có thể là điểm khác biệt lớn giữa thành công và thất bại.Trong suốt quá trình hợp tác, hãy theo dõi sát sao tiến độ và hiệu quả của chiến dịch. Ví dụ đặt KPI cụ thể Tăng traffic 20%, tăng đơn hàng 15%, tỷ lệ chuyển đổi 5% Theo dõi sát sao, điều chỉnh kịp thời. Đừng ngại "khó" với agency nếu họ không đạt mục tiêu.
6. Đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm
Trao đổi rõ ràng về các điều khoản hợp đồng, chi phí và quy trình làm việc. Cả hai bên cần chia sẻ trách nhiệm và cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh.
Yêu cầu agency cung cấp kế hoạch chi tiết về các hoạt động và mục tiêu cụ thể. Agency cần cam kết trách nhiệm đối với kết quả chiến dịch. Hợp đồng cần rõ ràng về tiến độ, thanh toán, phụ lục đối với các hạng mục phức tạp, xử lý vấn đề phát sinh và tranh chấp. Điều này giúp tránh các rắc rối không đáng có trong quá trình hợp tác.
Hợp đồng rõ ràng, tránh rắc rối sau này Một hợp đồng chi tiết, rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm sẽ giúp cả hai bên tránh được những "cơn đau đầu" không đáng có. Hãy đọc kỹ và đặt câu hỏi nếu có bất cứ điều gì chưa rõ.
Ví dụ: Hợp đồng nên quy định rõ ràng về lịch trình thanh toán, các mốc tiến độ dự án, và cách xử lý nếu có vấn đề phát sinh. Nếu có phụ lục, cần nêu rõ chi tiết các hạng mục phức tạp và cách thực hiện.
Hay việc thanh toán cho các bên thứ 3 nếu có cần yêu cầu agency cung cấp rõ ràng về hoá đơn, hình thức thanh toán rõ ràng. Ví dụ như việc thanh toán các khoản quảng cáo, các agency thường dùng thủ thuật “xù tiền” những platform như Facebook, Google để tăng lợi nhuận - những thủ thuật này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về dài hạn như page, website bị các platform cho vào blacklist. Vì vậy nếu thuê agency chạy quảng cáo cần yêu cầu họ cung cấp invoice hoặc tài khoản quảng cáo có thể kiểm tra tính minh bạch.
7. Thống nhất đầu mối thông tin
Tốt nhất là chọn 1-2 người làm "cầu nối" thôi. Kiểu như là bên agency một anh, bên doanh nghiệp một chị, vậy là đủ rồi. Cứ để hai người này nói chuyện với nhau là xong.
Tưởng tượng mà xem, nếu cứ ai cũng nhảy vào nói một câu thì chỉ có nước mọi thứ sẽ bị hỗn loạn và không đi được tới đâu.
Ví dụ: Hãy cử một người từ phía doanh nghiệp và một người từ phía agency làm cầu mối liên lạc trao đổi thông tin. Hai cầu nối này trẻ truyền đạt thông tin lại cho team. Như thế thì sẽ mọ thứ sẽ có thể thuận lợi hơn.