Những Hoạt Động Marketing Tại Điểm Bán
Trong thời đại số hóa, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm trưng bày tiếp thị tại điểm bán (POP Marketing) đóng vai trò quyết định trong việc thu hút khách hàng và cung cấp doanh số. Bài viết này hãy cùng Neyul sẽ khám phá những chiến lược POP Marketing hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tạo trải nghiệm mua sắm đáng nhớ cho khách hàng.
Các hoạt động marketing tại điểm bán
1. Mở điểm bán - Bước khởi đầu quan trọng
Việc chọn địa điểm mở cửa hàng là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong chiến lược tiếp thị tại điểm bán. Các thương hiệu thường chọn các trung tâm thương mại hoặc các khu vực có mật độ dân số cao và thu nhập tốt để dễ tiếp cận.
Ví dụ: Highlands Coffee thường lựa chọn các góc ngã tư đông đúc, tầng cường độ nhà văn phòng.
2. Trang trí cửa hàng
Việc thiết kế và trang trí điểm bán đóng vai trò trong một chiến dịch marketing. Một không gian mua sắm ấn tượng, phù hợp với thương hiệu sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ ngay từ cái nhìn đầu tiên, thu hút khách hàng ghé thăm và tăng cơ hội bán hàng.
Thay đổi không gian thường xuyên: Cập nhật không gian bán hàng theo mùa, xu hướng mới nhất và các sự kiện đặc biệt để tạo sự mới lạ và thu hút khách hàng quay trở lại.
Các yếu tố cần lưu ý bao gồm:
- Trang trí nội thất, bày trí sản phẩm hợp lý, thu hút mắt nhìn
- Sử dụng hài hòa các màu sắc, ánh sáng, âm thanh tạo không gian thương hiệu
- Đảm bảo tính tiện dụng, dễ di chuyển cho khách hàng
Một điểm bán hấp dẫn sẽ trở thành một lời mời gọi khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Lấy ví dụ SixDo luôn nổi tiếng với những cửa hàng được thiết kế rất chỉn chu, thu hút. Các cửa hàng thường sử dụng các gam màu trung tính như trắng, xám nhưng vẫn rất ấn tượng nhờ việc bài trí sáng tạo, trưng bày sản phẩm hợp lý.
4. Hoạt náo điểm bán
Những hoạt động marketing sôi động tại điểm bán như demo sản phẩm, trò chơi, giải trí... sẽ giúp tạo không khí vui vẻ, tăng sự tương tác và thu hút khách hàng lưu lại lâu hơn.
Những hoạt động sôi động này sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm thú vị, ghi nhớ thương hiệu và tăng cơ hội mua sắm.
5. Sự kiện khai trương
Sự kiện khai trương được xem là "màn ra mắt" quan trọng của một điểm bán mới. Đây là dịp để thương hiệu tạo ấn tượng mạnh mẽ, thu hút khách hàng và truyền cảm hứng mua sắm. Sự kiện khai trương sẽ tạo dấu ấn ban đầu trong tâm trí khách hàng, đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời gian đầu.
Ví dụ khai trương cửa hàng mới, Thegioididong luôn gây ấn tượng mạnh với các sự kiện khai trương hoành tráng. Họ không ngần ngại chi mạnh cho các chương trình giảm giá sốc, tặng quà giá trị lớn. Kết hợp với các tiết mục biểu diễn có 1 không 2.
6. Sự kiện tại điểm bán
Tổ chức các sự kiện đặc biệt tại điểm bán là cách hiệu quả để thu hút khách hàng và tạo ra trải nghiệm mua sắm khó quên.
Ví dụ:
- Guardian Việt Nam tổ chức "Ngày hội làm đẹp" hàng tháng với sự tham gia của các chuyên gia.
- Thương hiệu thời trang Canifa cũng gây ấn tượng với sự kiện "Đổi đồ cũ lấy đồ mới". Trong sự kiện này, khách hàng mang quần áo cũ đến cửa hàng để đổi lấy voucher mua sắm. Quần áo cũ sau đó được Canifa tặng cho các tổ chức từ thiện. Sự kiện này không chỉ thu hút khách hàng đến cửa hàng.
Tầm quan trọng của việc marketing tại điểm bán
Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Hãy tưởng tượng, bạn bán sản phẩm và chỉ đặt nó lên kệ mà không có các hoạt động xây dựng thương hiệu thì nhiều người chỉ đi qua không để ý và như thói quen họ sẽ chọn mua các sản phẩm thường dùng. Cứ như thế lặp lại, sản phẩm của bạn sẽ tồn đọng và không sinh ra lợi nhuận, dễ bị các đơn vị hợp tác từ chối. Vì thế, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu rất quan trọng, không chỉ online mà còn tại điểm bán
Xúc tiến bán hàng, tăng trưởng doanh thu
Thông qua các hoạt động marketing điểm bán như các sự kiện, khuyến mãi sẽ kích thích quyết định mua hàng của người dùng. Nếu không có các hoạt động trên, cho dù sản phẩm của bạn có tốt thì cũng khó lòng cạnh tranh với các đối thủ khác vì thiếu chiến lược giá, thứ được nhiều người tiêu dùng Việt Nam quan tâm nhất khi mua hàng song song với chất lượng. Chấp nhận chịu lỗ một khoảng thời gian để ưu tiên việc xúc tiến bán hàng và tăng trưởng doanh thu.
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Ví dụ như khách hàng bước vào siêu thị, đang muốn mua xúc xích nhưng băn khoăn không biết mua lại nào thì việc bạn có quầy booth cho thử xúc xích của doanh nghiệp bạn sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn trước khi mua. Đồng thời, các nhân viên hỗ trợ nhiệt tình, không gian thiết kế bắt mắt, sản phẩm trưng bày khoa học cũng sẽ giúp khách hàng thoải mái lựa chọn sản phẩm và mua hàng hơn.
Tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng
Sau khi trải nghiệm mua hàng liên tục được đánh giá cao, doanh nghiệp sẽ dần dần có các khách hàng trung thành, có sự kết nối giữa họ và doanh nghiệp. Càng nhiều khách hàng thân thiết, doanh thu của doanh nghiệp càng ổn định vì thế doạnh nghiệp cần để ý và liên tục triển khai các hoạt dộng để tạo mối quan hệ với khách hàng.
Bảng so sánh điểm khác biệt của marketing tại điểm bán và marketing offline
Để bạn có thể nắm bắt nhanh về sự khác biệt giữa marketing tại điểm bán và marketing offline, hãy cùng nhìn qua bảng so sánh sau đây của Neyul:
Tiêu chí |
Marketing tại điểm bán |
Marketing trực tiếp |
Phạm vi hoạt động |
Chỉ diễn ra tại các điểm bán của doanh nghiệp hoặc của các đơn vị đối tác như trung tâm thương mại, tạp hóa,... |
Được thực hiện tại rất nhiều nơi và đa dạng hình thức miễn là không phải nền tảng online là được như trường học, công trình công cộng,... |
Mục tiêu |
Tác động trực tiếp, thúc đẩy quyết định mua ngay của khách hàng |
Xây dựng nhận diện thương hiệu, tạo nhận thức dài hạn. |
Công cụ và phương pháp |
Trưng bày sản phẩm, POSM, chương trình khuyến mãi tại cửa hàng,... |
Quảng cáo TV, báo chí, biển quảng cáo ngoài trời OOH, tổ chức sự kiện,... |
Thời điểm tác động |
Ngay tại thời điểm khách hàng bước vào mua sắm |
Toàn bộ quá trình hành trình mua hàng của khách hàng. |
Đối tượng tiếp cận |
Khách hàng có ý định mua sắm hoặc đang mua hàng. |
Khách hàng tiềm năng và hiện tại ở nhiều giai đoạn khác nhau. |
Ứng dụng |
Sử dụng nhiều trong thiết kế logo, biểu tượng, infographic, biển quảng cáo lớn, và các ấn phẩm in ấn. |
Thường được dùng trong xử lý ảnh chụp, thiết kế giao diện web, quảng cáo trực tuyến, poster. |