Một số mục tiêu cơ bản của một chiến dịch marketing
Việc đạt được mục tiêu đã đề ra góp phần vào tạo động lực và giúp chiến dịch đi đúng hướng với mục tiêu ban đầu. Vậy những mục tiêu cơ bản thường gặp mà doanh nghiệp thường hay đề ra là gì? Cùng Neyul tìm hiểu nhé.
1. Tăng độ nhận diện thương hiệu
Khi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp chưa đủ sức để lại dấu ấn trong lòng khách hàng giữa hàng trăm thương hiệu khác thì những chiến dịch marketing được đề xuất ra với những nội dung mới, sáng tạo nhằm làm cho nhiều người biết đến và ghi nhớ tên, logo, slogan, cá tính...của thương hiệu. Điều này được truyền đạt thông qua những hoạt động quảng cáo, sự kiện, các chương trình ưu đãi,...
2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Kích thích hành vi của khách hàng từ giai đoạn quan tâm, tìm hiểu, so sánh đến bước quyết định mua và thanh toán. Chiến dịch sẽ tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm mua hàng hấp dẫn, cung cấp đầy đủ thông tin, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế
3. Thu hút khách hàng mới
Chiến dịch sẽ tập trung vào việc thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng thông qua các kênh truyền thông, các nội dung và các chương trình hấp dẫn
4. Tăng giá trị trung bình của đơn hàng
Mục tiêu là hướng đến doanh thu từ mỗi đơn hàng, các chiến dịch sẽ tập trung vào việc tạo ra những combo, các chương trình tặng kèm, khuyến mãi để tăng giá trị của đơn hàng
5. Tăng tần suất mua hàng
Nhằm duy trì doanh thu ổn định và khuyến khích khách hàng cũ quay lại nhiều hơn, các chiến dịch được đề xuất ra nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng thông qua những hoạt động marketing như ưu đãi, giảm giá,... đánh vào tâm lý của khách hàng để tăng số lượng bán hàng
6. Tăng doanh thu, lợi nhuận
Là mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới khi triển khai một chiến dịch marketing. Để đạt được mục tiêu này thì doanh nghiệp cần biết tối ưu chi phí và kết hợp hài hòa giữa các hoạt động marketing.Từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận và vượt xa hơn mục tiêu kinh doanh đã đề ra hoặc cao hơn so với cùng kỳ
7. Tăng lượt tương tác trên các kênh truyền thông
Khuyến khích khách hàng tham gia vào các hoạt động của thương hiệu như share, like, comment trên social, hay tham gia các sự kiện offline là cách hiệu quả giúp doanh nghiệp xây dựng sự uy tín đối với khách hàng và độ nhận diện thương hiệu
8. Đẩy nhanh hàng tồn kho, sản phẩm cũ
Đề xuất ra những chương trình mua combo, khuyến mãi, tặng kèm,...kích thích khách hàng, giúp doanh nghiệp không bị tồn quá nhiều sản phẩm cũ vừa có doanh số bán hàng.
9. Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Tạo ra những hoạt động mới nhằm cải thiện hay tăng sự trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ một cách tốt nhất, giúp khách hàng hài lòng và quay lại.
Xem thêm: Một Số Hình Thức Chiến Dịch Marketing Online Và Offline Thường