Marketing cho những doanh nghiệp mang tính địa phương
Hiện nay nhiều doanh nghiệp mở ra với quy mô lớn hầu như đều ứng dụng marketing trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Với quy mô lớn và lượng khách hàng mục tiêu nhiều thì sử dụng các kênh marketing tương đối dễ nhưng còn đối với những doanh nghiệp nhỏ, còn mới trên thị trường chưa có tên tuổi chưa có cho mình những sản phẩm, dịch vụ nổi trội thì họ sẽ ứng dụng marketing như thế nào để tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình.
1. Đối tác (nhà phân phối, đại lý,...)
Tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp địa phương khác để có thể hợp tác bán chéo sản phẩm và tìm các cơ hội sử dụng trực tiếp sản phẩm của nhau - đặc biệt với các ngành như nông nghiệp, xây dựng…
2. Hoạt động xã hội, công động
Tăng cường các hoạt động xã hội, vì lợi ích cộng đồng để tạo thiện cảm với người dân và khách hàng địa phương - đặc biệt là các doanh nghiệp không nằm ở các thành phố lớn.
Ngoài ra, khi có các hoạt động như trên còn giúp quảng bá hình ảnh doanh nghiệp với nhiều người hơn
Hay việc tham gia các hoạt động này sẽ được nhiều lợi ích từ chính quyền địa phương.
3. Tương tác trực tiếp với khách hàng
Tận dụng mọi cơ hội để tăng tương tác và tạo mối quan hệ với khách hàng, với lượng khách hàng địa phương không nhiều điều này là đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, tâm lý “khu mình sống” được ăn vào thói quen của nhiều người, chính khách hàng cũng muốn có mối quan hệ tốt với môi trường xung quanh.
Những lợi ích khi tăng tương tác và tạo mối quan hệ với khách hàng :
Thứ nhất: họ tiếp tục quay lại và dùng hàng hóa của doanh nghiệp
Thứ hai: là nguồn marketing miễn phí “truyền miệng” hoặc bằng những cách khác
Họ thích được tôn trọng những ý kiến mà họ góp ý, doanh nghiệp phải tiếp thu và phản hồi những ý kiến đó bằng cách tích cực, vừa giúp doanh nghiệp cải thiện tốt để phù hợp với khách hàng vừa giúp khách hàng có trải nghiệm tốt.
4. Lựa chọn hình thức offline (banner, pup-up, standee,...)
Các hình thức marketing offline là lựa chọn ưu tiên tối quan trọng vì tính chất mang lại sự gần gũi và có thể tiếp cận trực tiếp được với khách hàng.
Một số hình thức marketing offline cho các doanh nghiệp địa phương như:
- Standee
- Banner ngoài trời
- Billboard
- Màn hình quảng cáo ngoài trời
- Tờ rơi
Ví dụ: Quán mới khai trương có các chương trình khuyến mãi thì có thể làm băng rôn hoặc một standee để quảng cáo về chương trình để khách hàng có thể tiếp cận nhanh nhất.
Xem thêm: Những kênh marketing offline phổ biến trong marketing
5. Lựa chọn hình thức online (Facebook, Tiktok, Instagram,...)
Đối với những doanh nghiệp nhỏ thì những “giao diện” của kênh marketing như Facebook, Tiktok, Instagram,...không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thiết kế đẹp mắt, dễ nhìn và rõ ràng.
Có thể chăm sóc cơ bản các kênh bằng cách post những kiến thức liên quan đến ngành, những hình ảnh, video về quá trình tạo ra sản phẩm hoặc mang tính giải trí, hài hước để tương tác với khách hàng và để khách hàng biết đến doanh nghiệp.Thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động, các bài ra mắt sản phẩm mới của doanh nghiệp.
Xem thêm: Sự kết hợp giữa marketing online và offline
6. Tận dụng các nền tảng miễn phí
Đây là các kênh marketing miễn phí, phù hợp với một số doanh nghiệp địa phương về mảng ăn uống giúp tăng 1 phần doanh thu.
Cố gắng tận dụng tối đa các app, nền tảng này để có thể tìm kiếm thêm khách hàng
Marketing cho những doanh nghiệp mang tính địa phương nào?
- Trường học tư
- Bệnh viện tự
- Phòng khám tư
- Các cửa hàng nhỏ về hàng hóa
- Cafe, đồ uống
- Các nhà phân phối cho các mặt hàng đặc thù của từng địa phương vật liệu xây dựng, thi công công trình/xây dựng
- Shop thời trang
- Nhà hàng,…