Lợi thế marketing trong thị trường ngách
1. Sử dụng hiệu quả nguồn lực marketing
Marketing trong thị trường ngách giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách marketing bằng cách tập trung vào một nhóm khách hàng nhỏ, có nhu cầu rõ ràng về sản phẩm của bạn. Ngoài ra, việc đầu tư marketing cũng có thể tập trung vào những nhóm nội dung, kênh marketing cụ thể thay vì phải dàn trải ra nhiều hạng mục khác nhau.
Các nhân sự làm việc cũng dễ dàng hơn, năng xuất hiệu quả hơn các ngành khác khi phải đầu tư nhiều nhân sự, phụ trách nhiều công việc khác nhau
2. Ít cạnh tranh hơn
Trong thị trường ngách, doanh nghiệp phải đối mặt với ít đối thủ hơn so với các thị trường lớn. Vì bạn đang cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đặc biệt mà ít công ty khác tham gia, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường của riêng mình mà không phải đối đầu với quá nhiều đối thủ.
3. Ít cạnh tranh về nội dung marketing
Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường ngách cũng không phải lo lắng quá nhiều về việc cạnh tranh nội dung. Vì đối tượng khách hàng là duy nhất và cụ thể, các nội dung marketing sẽ dễ dàng nổi bật và không phải cạnh tranh với các nội dung tương tự. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực, chất xám để sáng tạo nội dung mà vẫn hiệu quả.
Ví dụ: cùng 1 chủ đề là “dịch vụ giặt nón bảo hiểm tại TPHCM” và “dịch vụ marketing tại TPHCM” thì dĩ nhiên dịch vụ giặt nón bảo hiểm sẽ có mức độ cạnh tranh thấp hơn rất nhiều so với dịch vụ marketing
4. Dễ dàng xây dựng thương hiệu
Trong thị trường ngách, việc xây dựng thương hiệu trở nên dễ dàng hơn khi bạn có thể trở thành người tiên phong hoặc là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tham gia. Nếu biết cách tận dụng lợi thế này, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng chiếm lĩnh thị trường trước khi các đối thủ khác xuất hiện, từ đó xây dựng một "brand name" vững chắc. Điều này giúp thương hiệu của bạn trở thành cái tên đầu tiên mà khách hàng nhớ đến mỗi khi nhắc đến ngành hàng đó.
Ví dụ: Khi The Coffee House xuất hiện vào năm 2014, thị trường cà phê tại Việt Nam đã có những tên tuổi lớn như Highlands Coffee, Trung Nguyên, và Starbucks. Tuy nhiên, họ chọn một thị trường ngách mới: cà phê chất lượng cao với không gian thoải mái, hiện đại, phục vụ khách hàng trẻ trung, năng động. Khác biệt với các quán cà phê bình dân truyền thống và các thương hiệu cao cấp quốc tế, The Coffee House tập trung vào trải nghiệm khách hàng và cảm giác gần gũi, với giá cả hợp lý
5. Dễ dàng tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Bằng việc hiểu rõ sở thích, nhu cầu và cảm xúc của khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra các nội dung gắn kết, từ đó xây dựng mối quan hệ bền vững. Khi khách hàng cảm thấy rằng doanh nghiệp thực sự hiểu và giải quyết được vấn đề của họ, họ sẽ dễ dàng trở nên trung thành.
Hay cũng có thê hiểu khách hàng không có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp, điều cần làm ở đây chỉ là nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ và trải nghiệm khách hàng tốt nhất có thể
6. Tiếp cận khách hàng tập trung
Marketing ngách giúp doanh nghiệp tiếp cận vào một nhóm khách hàng cụ thể, có chân dung khách hàng tương đối cụ thể. Điều này giúp bạn có thể tập trung khai thác vào những điểm riêng biệt đó.
Ví dụ: Bia thủ công sẽ tập trung vào nhóm khách hàng ở độ tuổi từ 30-50 tuổi, những người yêu cầu sự khác biệt về chất lượng bia, vị bia và những kiến thức chuyên sâu về bia. Tập trung khai thác vào hình thức lên men của bia, các ủ và làm lạnh từng dòng bia khác nhau
7. Chi phí marketing thấp
Vì doanh nghiệp chỉ tập trung vào một phân khúc nhỏ và cụ thể, chi phí cho các chiến dịch marketing ngách thường thấp hơn so với việc chạy các chiến dịch đại trà. Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa ngân sách bằng cách chỉ sử dụng các kênh và phương thức tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu.
Ví dụ: Nếu bạn cung cấp dịch vụ giặt nón bảo hiểm, đây là một thị trường ngách với ít đối thủ cạnh tranh hơn so với các dịch vụ lớn như dịch vụ thiết kế nội thất, giúp bạn tiết kiệm chi phí marketing.
8. Ít cạnh tranh về kênh marketing
Trong thị trường ngách, doanh nghiệp có thể dễ dàng chiếm lĩnh các kênh marketing phổ biến và trở chiến lĩnh nó đối với khách hàng tiềm năng. Nhờ đó, bạn sẽ có lợi thế trong việc duy trì vị trí dẫn đầu và khó bị vượt qua bởi các đối thủ mới gia nhập.
Ví dụ: Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SEO mới có thể dễ dàng leo lên top và duy trì vị trí cao trong thị trường ngách nếu có chiến lược marketing bền vững.
9. Không bị cạnh tranh về giá
Trong thị trường ngách dĩ nhiên sẽ không phải cạnh tranh về giá, từ đó các cũng giảm thiểu được các chiến dịch marketing giảm giá, khuyến mãi để tạo sự thu hút cho nội dung marketing
Nhưng ngược lại, khi tổ chức giảm giá có thể tạo hiệu ứng tích cực hơn, tương tác tốt hơn, marketing hiệu quả hơn.
Ví dụ: với ngành thời trang, các nhãn hàng thường xuyên đưa ra các chiến dịch giảm giá, flash sale để thu hút khách hàng nhưng hiệu quả mang lại không cao. Chính vì sự giảm giá tràn lan dẫn đến việc khi người dùng sẽ có tâm lý “vài ngày nữa lại sale thôi mà”
Vậy khi triển khai một sản phẩm/dịch vụ trong thị trường ngách cần làm những gì?
- Xây dựng các loại nội dung cơ bản nhất
-
Content về sản phẩm/dịch vụ: Tạo các bài viết mô tả chi tiết sản phẩm/dịch vụ, bao gồm công dụng, lợi ích, cách sử dụng, và những đặc điểm nổi bật. Tránh lối diễn đạt quá phức tạp hay màu mè, tập trung vào sự hữu ích và giá trị thực tiễn.
-
Bài viết thông tin hữu ích: Đăng tải các bài viết giải đáp những câu hỏi thường gặp, hướng dẫn mua hàng, so sánh sản phẩm, bảng giá, cũng như các tài liệu tham khảo chi tiết.
Ví dụ: dịch vụ giặt nón bảo hiểm bao gồm 7 bước với chi phí chỉ từ 20.000đ/lượt.
- Khai thác các kênh cơ bản nhất
-
Website: Tập trung xây dựng website cơ bản, đầy đủ thông tin về sản phẩm/dịch vụ cũng như các thông tin hữu ích liên quan. Đảm bảo trang web thân thiện với người dùng và dễ dàng tìm kiếm thông tin.
-
SEO: Đầu tư vào tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho các từ khóa liên quan đến sản phẩm ngách. Gần như là sẽ giúp bạn chiếm lĩnh toàn bộ từ khóa liên quan khi bạn là người dẫn đầu.
-
Fanpage và Instagram: xây dựng hệ thống mạng xã hội phổ biến vẫn có đông đảo người dùng sử dụng trước khi khai thác các kênh có độ khó và yêu cầu cao, vì vậy tận dung facebook, instagram thay vi ngay lập tức đầu tư vào tiktok, youtube...
- Tận dụng sự độc đáo của sản phẩm ngách nếu có tính "limited"
- Nếu sản phẩm của bạn có yếu tố hiếm hoặc giới hạn (limited), hãy khai thác triệt để đặc điểm này trong nội dung marketing. Điều này giúp tạo cảm giác xứng đáng để đưa ra quyết định mua hàng.
Ví dụ: Đầm may đo theo phong cách dự tiệc theo đúng số đo mà khách hàng cung cấp, mỗi sản phẩm đều là duy nhất về size và thiết kế.
- Content tập trung vào sự khác biệt và duy nhất
Xây dựng nội dung khẳng định sự khác biệt và duy nhất của sản/phẩm thương hiệu để khẳng định vị thế và xây dựng thương hiệu.
Ví dụ: NEYUL MARKETING, doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ giặt nón bảo hiểm tại Việt Nam.