Design system là gì? Các bước thiết lập desgin system
1. Design system là gì?
Design system hiểu đơn giản là hệ thống thiết kế là một loạt các thành phần có thể được tái sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Hệ thống thiết kế cho phép bạn quản lý thiết kế ở quy mô lớn.
2. Design system gồm những gì?
2 bộ phần quan trọng của design system là: Kho lưu trữ design system (repository), nhóm phụ trách design system
Design system bao gồm có:
- Style guide
- Component library
- Pattern library
3. Lợi ích của design system
3.1 Tăng hiệu quả và năng suất
Chất lượng và tốc độ được xem là thức lớn nhất khi nói đến việc cập nhật và ra mắt sản phẩm. Hệ thống thiết kế loại bỏ nhu cầu thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại như thiết kế nút từ đầu giúp người thiết kế UX/UI có cơ hội phân bổ thời gian để đổi mới và thử nghiệm các tính năng mới có thể cải thiện sản phẩm.
Design system cho phép các nhà thiết kế tự động cập nhật các thành phần được chia sẻ trong thiết kế sau khi chỉ cập nhật một trong các thành phần đó nó không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức cập nhật các thành phần và kiểu riêng lẻ mà còn loại bỏ mọi khả năng xảy ra lỗi.
Nói tóm lại ngoài việc với quy trình chuẩn hóa dành cho sản xuất, người thiết kế có thể tập trung vào việc liên tục cải tiến sản phẩm mà không phải tốn quá nhiều thời gian… từ đó cải thiện hiệu xuất và chi phí.
3.2 Thúc đẩy tính nhất quán
Design system có thể thúc đẩy tính nhất quán ở giao diện của người dùng bởi vì bởi vì nó cung cấp một bộ các mẫu và tiêu chuẩn, hệ thống thiết kế được sử dụng để đảm bảo các thiết kế có cảm giác hài hòa trên toàn bộ sản phẩm. Nhờ vậy người dùng có khả năng nhận thấy sự nhất quán giữa các phần, các layout, các trang khác nhau.
3.3 Giúp tăng tốc quá trình thiết kế
Hệ thống được thiết kế tốt sẽ mang lại cho bạn sự tiết kiệm thời gian khi tạo và cập nhật giao diện người dùng. Vì do bạn có thể dựa vào một tập hợp các quy ước đã thiết lập giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn đối với bạn. Ngoài ra, việc sử dụng các mẫu có thể giúp tăng tốc quá trình nghiên cứu cần thiết khi thiết kế các thành phần hoặc tính năng mới.
3.4 Có khả năng mở rộng
Do nó sử dụng các mẫu và quy ước đã thiết lập dễ tuân theo giúp bạn sẽ có thể tạo thiết kế nhanh hơn và ít lỗi hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Nếu một design system tốt có thể dễ dàng thích ứng với các dự án khác nhau.
3.5 Tập trung vào khả năng truy cập
Bằng cách triển khai hệ thống thiết kế, khả năng truy cập có thể được tích hợp đồng đều vào toàn bộ sản phẩm. Hệ thống thiết kế bao gồm các hướng dẫn về phong cách xác định các yếu tố chính về khả năng truy cập như độ tương phản, kiểu chữ, văn bản thay thế hình ảnh, v.v.
Góp phần giảm thiểu thách thức về trải nghiệm người dùng nhất quán trên nhiều kích thước màn hình, nền tảng và thiết bị.
3.6 Hướng dẫn rõ ràng và chi tiết
Tài liệu rõ ràng và chi tiết giải thích cách sử dụng các thành phần và hướng dẫn của hệ thống thiết kế. Cái này rất quan trọng để đảm bảo rằng người thiết kế và nhà phát triển có thể dễ dàng triển khai hệ, xây dựng hệ thống.
4. Cách xây dựng design system
Tuỳ thuộc vào các yếu tố các quá trình xây dựng sẽ khác nhau. Sau đây Neyul mang đến cho bạn những bước xây dựng design system bạn có thể tham tham khảo
B1: Đặt nền móng
Xác định rõ ràng mục tiêu, khó khăn và tính nhất quán mà bạn không thể giải quyết.
Tại sao bạn muốn xây dựng design system?
Nó sẽ giải quyết những vấn đề cụ thể nào?
Xác định tất cả các yếu tố này sẽ là điểm khởi đầu để xây dựng Hệ thống thiết kế của bạn.
B2: Xây dựng một nhóm chức năng chéo
Thành một nhóm chức năng chéo chuyên trách, chịu trách nhiệm thúc đẩy việc triển khai Bao gồm đại diện từ các bộ phận thiết kế, phát triển, quản lý sản phẩm và các bộ phận liên quan khác.
Nhóm này sẽ hợp tác và đưa ra quyết định liên quan đến cấu trúc, thành phần và tất cả các hướng dẫn của design system.
B3: Tạo mô hình quản trị
Xác định vai trò, trách nhiệm và quy trình ra quyết định.
Xác định ai sẽ chịu trách nhiệm duy trì và phát triển Hệ thống thiết kế theo thời gian.
Để đảm bảo tính nhất quán, hãy xác định các hướng dẫn rõ ràng về đóng góp, cập nhật và phiên bản
B4: Xác định các tiêu chuẩn và hướng dẫn
Thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn bao gồm phong cách trực quan, thành phần, quy ước đặt tên, mẫu tương tác, khả năng truy cập, v.v.
Điều này phải thể hiện được sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của tổ chức bạn.
B5: Triển khai và thu thập phản hồi
Theo dõi quá trình triển khai, thu thập phản hồi và dần dần mở rộng và áp dụng
Đến đây bạn có thể bắt đầu triển khai dự án trên khắp các dự án và nhóm.
B6: Khuyến khích cải tiến lặp đi lặp lại
Design system đòi hỏi phải cải tiến và bảo trì liên tục. Hãy nhớ rằng việc thu thập phản hồi từ tất cả các nhóm và người dùng phải là một quá trình liên tục.
Khuyến khích đưa ra các đề xuất design system cũng là một phần của việc xây dựng văn hóa cải tiến liên tục.
B7: Thúc đẩy việc áp dụng
Khuyến khích họ sử dụng các thành phần và tuân theo các hướng dẫn đã xác định trước đó.
Hỗ trợ liên tục các nguồn lực và kênh để giao tiếp, cộng tác để đảm bảo rằng design system đang trở thành một phần không thể thiếu trong quy trình làm việc.
B8: Đánh giá và sửa đổi
Theo dõi các số liệu và cách design system đã cải thiện hiệu quả, sự hợp tác và tính nhất quán.
Xem thêm: Wireframe Là Gì? Chức Năng, Ưu Và Nhược