Cách sử dụng lao động genz cho doanh nghiệp
GenZ là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm người được sinh ra trong giai đoạn nửa cuối những năm 90 đến những năm đầu của thập niên 2010. Khác với các thế hệ trước, các cá nhân genZ là những người sinh ra và lớn lên cùng công nghệ, kỹ thuật số. Với sự am hiểu công nghệ, tư duy sáng tạo và tinh thần cởi mở, genZ mang đến nguồn năng lượng mới cho thị trường lao động. Tuy nhiên, nếu biết cách tạo sự thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lao động này sẽ giúp doanh nghiệp luôn phát triển bền vững, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo.
Để có thể thu hút được thế hệ genZ ngày nay, trước tiên các doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm và mong muốn của họ
Am hiểu công nghệ: Thế hệ GenZ được sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ số đang phát triển vì thế họ có khả năng sử dụng thành thạo và dễ dàng đón nhận đổi mới của công nghệ. Tư duy sáng tạo: Vì được tiếp cận với internet từ sớm nên thế hệ trẻ ngày này có tính sáng tạo và tư duy rất cao bằng chứng cho việc những xu hướng, trào lưu nổi bật, hot trend ngày nay đa phần đều do gen Z tạo ra. Họ có những ý tưởng sáng tạo nội dung rất độc đáo và mới mẻ, mang lại hiệu quả cao.
Môi trường linh hoạt: Họ đề cao sự tự do và luôn tìm kiếm một môi trường làm việc linh hoạt, cho phép họ cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân.
Giá trị tinh thần: Từ “chữa lành” hiện nay xuất hiện rất nhiều, trung bình 10 người sẽ có khoảng 8 người đi “chữa lành” vì áp lực công việc, họ đề cao những giá trị tinh thần và các tác động tích cực đến cơ hội việc làm của bản thân.
Khi đã hiểu rõ những đặc điểm và mong muốn của thế hệ GenZ ngày nay, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận và khai thác hiệu quả nguồn lao động dồi dào này.
1. Môi trường làm việc cởi mở - linh hoạt - hòa nhập
Nhằm khuyến khích các bạn chia sẻ ý tưởng, tạo một môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng nhau. Ngoài làm việc tại công ty thì còn cho phép họ làm việc từ xa, được work from home theo lịch đăng ký, các ngày nghỉ tháng sinh nhật, chăm sóc sức khỏe tinh thần...
Họ là thế hệ biết thiết lập “ranh giới” giữa công việc và đời sống cá nhân rất rõ ràng bằng cách từ chối làm việc ngoài giờ nên hãy luôn nói không với OT.
2. Khuyến khích tinh thần tự chủ
Trao cho họ quyền được tự chủ trong công việc, khuyến khích họ đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho các quyết định mà họ đưa ra.
Tạo cơ hội cho họ tham gia vào các dự án quan trọng để bộc lộ được khả năng sáng tạo và tài lãnh đạo, khuyến khích họ học hỏi từ những sai lầm, rút ra kinh nghiệm và phát triển bản thân.
3. Chính sách đãi ngộ phù hợp
Vì là thế hệ đề cao đời sống tinh thần nên hãy luôn quan tâm đến sức khỏe tinh thần và đời sống của họ, hãy thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao tạo điều kiện và khuyến khích họ tham gia.
Ngoài vấn đề tinh thần thì “hiện kim”, “phần thưởng” cũng là điều tiếp thêm động lực cho họ phát triển, luôn ghi nhận thành tích, khen thưởng kịp thời và có những buổi team building để gắn kết họ với công ty hơn.
4. Phát triển kỹ năng lắng nghe của người quản lý
Thế hệ nào cũng mong muốn được lắng nghe, họ không ngại lên tiếng vì vậy họ sẽ thực sự trân trọng khi chúng ta biết lắng nghe, tôn trọng các ý kiến đóng góp của họ.
Luôn trao đổi và cập nhật thông tin thường xuyên về công ty, nhân viên để có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề đang diễn ra.
5. Tạo cơ hội học tập và phát triển
Thường xuyên mở các lớp học, hội thảo đào tạo các kỹ năng mới, hỗ trợ phát triển các kỹ năng chuyên môn khuyến khích học hỏi liên tục và cung cấp quá trình thăng tiến rõ ràng.
Hỗ trợ học phí và tạo điều kiện cho họ được nâng cao trình độ qua những lớp học đào tạo chuyên môn dù cho là nhân viên chính thức hay intern
Kết nối nhân viên mới với những nhân viên dày dặn kinh nghiệm để họ được hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình làm việc, luôn cùng nhau phát triển và không để ai thụt lùi phía sau.
6. Xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo
Không ngừng nghiên cứu và tìm hiểu các mong muốn, sở thích, phong cách học tập và làm việc của họ để có thể xác định được những kỹ năng cần thiết cho từng vị trí và bổ sung những kỹ năng còn thiếu hụt. Từ đó có thể đưa ra các phương pháp đào tạo khác nhau để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của GenZ.
Ngoài xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo thì cũng cần lựa chọn những giảng viên, những người có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo, có khả năng chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tế cho học viên.
7. Kế hoạch công việc rõ ràng
Luôn phân chia công việc rõ ràng, chia nhỏ mỗi công việc lớn thành các nhiệm vụ nhỏ để dễ dàng quản lý hơn và xác định ưu thứ tự ưu tiên cho từng công việc.
Luôn có kế hoạch chi tiết cho từng công việc, nhiệm vụ bao gồm các bước thực hiện, thời gian hoàn thành nhiệm vụ và người thực hiện để dành dàng theo dõi và quản lý tiến độ hiệu quả của công việc.
8. Xử lý các vấn đề phát sinh một cách rõ ràng, khách quan
Trong môi trường tập thể luôn dễ phát sinh các vấn đề, đối với các thế hệ lao động khác họ có thể bỏ qua hoặc chịu đựng nhưng với các bạn trẻ, họ sẵn sàng đấu tranh và phản biển các ý kiến thiếu tính khách quan. Như Neyul Marketing cũng đôi khi phát sinh các vấn đề về nhân sự phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng admin nhưng BOD luôn tìm cách để xử lý một cách mềm dẻo, linh hoạt để cân bằng lợi ích của các nhân sự và không để các vấn đề đi quá xa.
Hãy chứng tỏ với thế hệ GenZ rằng nơi làm việc của bạn là nơi họ có thể tin tưởng và cống hiến hết mình.