Các Công Cụ Cần Thiết Cho Nhà Thiết Kế Đồ Họa
Nhà thiết kế đồ họa (graphic designer) chính là những người trực tiếp tạo các thiết kế như logo, poster, và bộ nhận diện thương hiệu. Họ biến ý tưởng thành hình ảnh trực quan, đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả truyền thông. Vì thế, ngoài những ý tưởng sáng tạo độc đáo của mình, một graphic designer còn cần đến các công cụ khác nhau phục vụ cho công việc, dự án.
I. Công cụ phần mềm
Các phần mềm thiết kế đồ họa
Là các phần mềm nền tảng mà bất kì graphic designer phải biết sử dụng để phác thảo và thiết kế ra sản phẩm. Tùy thuộc vào tính chuyên môn mà số lượng phần mềm sử dụng khác nhau nhưng nhìn chung, sau đây là các phần mềm cơ bản và thông dụng trong ngành thiết kế đồ họa:
-
Adobe Illustrator (Ai): Là phần mềm vẽ đồ họa vector phổ biến nhất hiện tại, với nhiều tính năng ưu việt, chuyên được sử dụng để thiết kế ra các logo, biểu tượng,... với đa dạng hiệu ứng thậm chí là 3D.
-
Adobe Photoshop (Ps): Là phần mềm hàng đầu trong việc chỉnh sửa hình ảnh và thiết kế 2D. Khác với Adobe Illustrator sử dụng vector để vẽ, Adobe Photoshop thiên về việc cắt ghép hình ảnh cùng các yếu tố khác như văn bản, icon, hiệu ứng để tạo nên banner, poster một cách chỉnh chu.
-
Adobe Indesign (Id): Cũng thuộc Adobe System, chuyên dụng khi phải thiết kế dàn trang và bố cục, phù hợp với việc tạo ra thiết cho ấn phẩm tạp chí, sách, báo,... Đồng thời, phần mềm còn hỗ trợ nhiều định dạng tệp cũng như dễ dàng chỉnh sửa được các file PTS và AI để việc tinh chỉnh thiết kế được thuận tiện.
Bên cạnh đó còn rất nhiều phần mềm thiết kế đồ họa khác mà tùy vào chuyên môn của người làm thiết kế đồ họa sử dụng thêm như Sketchup, CoreIDraw, Blender,...
Các phần mềm bổ trợ
Bên cạnh các phần mềm thiết kế đồ họa, các graphic designer cũng cần các công cụ bổ trợ khi thiết kế:
Phần mềm giúp tìm cảm hứng: Graphic designer có thể tham khảo ý tưởng và tìm cảm hứng thiết kế với các nền tảng đơn giản, tìm kiếm nhanh chóng như Pinterest,... hay chuyên nghiệp, đầy đủ quy trình như Behance, Dribble,... Hoặc tham khảo cách kết hợp màu sắc khi thiết kế như Adobe Color, Colorhunt,...
Phần mềm về tài nguyên thiết kế: Như Freepik, WhatFont, … chuyên cung cấp các tài nguyên hình ảnh, file, vecor, font chữ,...cho graphic designer để làm chất liệu cho thiết kế của mình. Đồng thời, Graphic designer sẽ cần các phần mềm xử lý khi các tài nguyên không tương thích hoặc chưa tối ưu như chuyển đổi file, nén hình ảnh,... qua Cloud Convert, TinyPNG,...
Các phần mềm quản lý
Có thể sẽ có nhiều dự án khác nhau vì thế graphic designer cần quản lý các thiết kế của mình và quản lý nó một cách hiệu quả, khoa học tránh việc trễ deadline hoặc mất các bản thiết kế. Sau đây là một số phần mềm tham khảo:
-
Notion: Là phần mềm quản lý công việc và ghi chú với nhiều tính năng hữu ích khác như lên lịch, chia bảng, lưu trữ tài liệu,... giúp graphic designer dễ dàng quản lý dự án của mình, đặc biệt khi làm trong một đội nhóm.
-
Google Sheet & Google Drive: Với Google Sheet, graphic designer có thể dễ dàng chia bảng công việc, ghi rõ các hạng mục, thời gian đồng thời kết hợp với Google Drive tải lên các file thiết kế và gắn liên kết vào bảng tính. Như vậy, graphic designer không gặp khó khăn theo dõi và đánh giá tiến trình của từng dự án.
II. Công cụ phần cứng
Bên cạnh các công cụ phần mềm, các thiết bị phần cứng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Dưới đây là một số công cụ chuyên dụng dành cho graphic designer:
1. Máy tính
Với máy tính để bàn, graphic designer có thể dễ dàng nâng cấp các phần cứng dễ dàng, mạnh mẽ với chi phí hợp lí. Ngược lại, máy tính xách tay tuy khó khăn trong việc nâng cấp hoặc chi phí cao so với máy tính để bàn cùng hiệu năng nhưng lại có tính linh hoạt, người dùng có thể sử dụng bất cứ ở đâu. Tuy vậy, cho dù là cả hai thì graphic desinger cần lưu ý khi mua máy:
-
Chip vi xử lý: Nên ưu tiên sử dụng các chip đời mới của hãng Intel hoặc AMD để cung cấp khả năng chạy phần mềm và xử lý đồ họa tốt nhất có thể.
-
Card đồ họa: Càng mạnh mẽ, càng cho khả năng xử lý hình ảnh, hiệu ứng đồ họa nhanh chóng và chính xác hơn đặc biệt khi phải render các thiết kế nặng.
-
RAM: Để chạy tốt đa nhiệm và mượt mà các tác vụ đặc biệt là với việc thiết kế 3D thì máy ít nhất nên có 16GB RAM hoặc hơn.
-
Bộ tản nhiệt: Cần phải tản nhiệt tốt, giảm nhiệt độ cho máy khi làm việc vì việc thiết kế đồ họa rất nặng, tốn thời gian, dễ gặp trường hợp lag, phần mềm bị đứng,... nếu máy bị quá nóng.
-
Cổng kết nối: Cần có đa dạng cổng kết nối như USB Type C, USB, HDMI,... để graphic desginer có thể dễ dàng chuyển đổi dữ liệu khi làm việc.
-
Màn hình: Chất lượng hiển thị và tính chính xác của màu sắc rất quan trọng khi thiết kế. Màn hình của máy tính nên rộng, độ chi tiết và độ rõ nét cao ít nhất là chất lượng Full HD trở lên, đặc biệt là chỉ số %sRGB (chỉ số thể hiện sự chính xác của màu sắc) càng cao càng tốt.
2. Ổ SSD Rời
Ổ SSD (ổ cứng) là nơi chứng đựng các file quan trọng để thiết kế mà ổ SSD rời cho phép người sử dụng mang đi mọi nơi.Đôi khi graphic designer ra ngoài nhưng có công việc gấp cần chỉnh sửa file đó thì việc lưu trữ ở ổ SSD rời sẽ giúp việc thiết kế thuận tiện hơn và có thể kết nối với hầu như tất cả các thiết bị máy tính khác.
Vì bản chất file đồ họa đã rất nặng nên cần lựa chọn các ổ SSD có dung lượng cao, tốc độ truyền dữ liệu nhanh, an toàn và bền như Samsung 970 Evo Plus, Corsair MP600 Pro LPX,... Đồng thời graphic desinger cũng nên đánh dấu cho từng ổ SSD với từng mục đích sử dụng khác nhau.
3. Bảng và bút vẽ điện tử
Là các thiết bị điện tử cảm ứng được kết nối trực tiếp với máy tính để thực hiện các thao tác vẽ hoặc viết một cách tỉ mỉ, chi tiết hơn so với việc dùng chuột. Một số thương hiệu bảng vẽ điện tử thông dụng có thể kế đến như Wacom, GAOMON, Huion,... Khi lựa chọn bảng và bút vẽ điện tử, graphic designer cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau:
-
Tốc độ phản hồi: phản ứng độ trễ khi bạn thực hiện nét vẽ trên bảng vẽ và khi màn hình hiển thị nét vẽ đó. Độ trễ càng thấp thì việc thiết kế sẽ cảm giác mượt mà hơn, không gây khó chịu.
-
Kích thước màn hình vẽ: Không được quá nhỏ, nên là 15,6 inch để đảm bảo việc vẽ được thoải mái và chính xác.
-
Độ nhạy áp lực: Được xác định qua độ đậm nhạt của nét vẽ, với các thiết kế đơn giản thì không quá quan trọng nhưng với các thiết kế lớn cần độ chi tiết cao thì đây là điều rất cần thiết để thể hiện chất lượng đồ họa.