Bí quyết triển khai chiến dịch Gamification Marketing hiệu quả
Hiện nay, gamification marketing hiện tại đang là một xu hướng mới mẻ và mang tính đột phá được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tăng cường mức độ tương tác và thu hút khách hàng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tuy vậy, việc triển khai gamification marketing không hề dễ dàng và không phải doanh nghiệp hay sản phẩm nào cũng sử dụng được. Bạn phải làm cho trải nghiệm của người dùng thật hấp dẫn để giữ họ lại và ghi nhớ rồi cuối cùng là gắn bó với thương hiệu của bạn.
Hãy cùng Neyul tìm hiểu bí quyết triển khai chiến dịch Gamification Marketing hiệu quả
I. Các hình thức gamification marketing hiệu quả
“Level up” ứng dụng cho khách hàng thân thiết
Kết hợp yếu tố game vào việc xây dựng các chương trình khách hàng thân thiết để giữ chân họ. Chẳng hạn, tạo ra hệ thống tích điểm: cứ mỗi 10 nghìn mua hàng tương đương với 1 điểm, hoặc chiết khấu bao nhiêu % với hóa đơn mua, đồng thời tặng lượng lớn điểm hoặc đặc quyền cho mỗi người giới thiệu mới. Việc kết hợp cấp bậc thưởng và đặc quyền hấp dẫn khi khách hàng ngày càng có nhiều điểm sẽ làm tăng thêm sự thu hút.
Ví dụ: Tại Guta Cafe, khi mua cà phê qua app Guta Cafe bạn sẽ được nhận chiết khấu và số tiền đó sẽ được dùng để thanh toán các sản phẩm trong Guta. Bạn càng mời được nhiều người, càng mua nhiều thì bậc càng cao và nhận được nhiều lợi ích hơn.
Biến khảo sát nhàm chán thành trò chơi thú vị
Trước khi triển khai một dịch vụ/sản phẩm hay các chiến dịch bất kỳ, doanh nghiệp thường sẽ cần tổ chức các cuộc khảo sát. Thay vì chỉ là những câu hỏi và ô vuông để đánh dấu, hãy biến nó thành một dạng trò chơi hấp dẫn hơn, mang tính cá nhân hơn.
Tạo ra các challenge như trong trò chơi
Đầu tiên, bạn cần tạo ra hoạt động trò chơi mang tính cạnh tranh bằng số điểm, kết hợp với ai đứng top càng cao sẽ càng nhận được nhiều phần thưởng (nên liên quan đến doanh nghiệp). Sau đó, truyền thông nó qua các nền tảng xã hội, lúc này sẽ thu hút nhiều người tham gia và độ phủ thương hiệu được mở rộng.
Áp dụng công nghệ AR
Áp dụng AR để tạo ra những trải nghiệm độc đáo trong hoạt động gamification như săn tìm kho báu, tích lũy các thẻ bằng việc mua sản phẩm để nhận các câu chuyện thú vị. Kiểu hoạt động này rất kích thước sự tương tác và lan tỏa của người dùng, đồng thời còn gia tăng sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng, thậm chí là giữa khách hàng và khách hàng.
Trò chơi hoàn chỉnh trên ứng dụng
Khác với những hình thức trên, lần này bạn cần tạo ra một trò chơi hoàn chỉnh như các tựa game thông thường khác, chủ yếu thể loại giống “cày cuốc”. Hãy đảm bảo, trò chơi đủ thú vị, các phần thưởng hấp dẫn, điều này giúp khách hàng chơi nhiều và gắn bó hơn trong thời gian dài so với các chiến dịch ngắn hạn.
II. Những lưu ý khi triển khai chiến dịch gamification marketing
Đơn giản hóa trò chơi
Đây không phải là một trò chơi thông thường, nên nếu như giao diện phức tạp, cách chơi rườm ra thì sẽ khó lòng giữ chân khách hàng. Vì thế, trải nghiệm của người dùng cần phải làm sao tối ưu nhất có thể, đơn giản nhưng vẫn đem lại sự hấp dẫn, giá trị hữu ích.
Hiểu rõ đối tượng người chơi
Đây là vấn đề về nghiên cứu thị trường và tâm lý khách hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm rõ thêm được hành vi chơi game của người dùng chứ không chỉ đơn thuần là các hành vi mua hàng.
Thông qua bài kiểm tra tâm lý, Richard Bartle - một nhà nghiên cứu nổi tiếng về lĩnh vực game, ông đã phân ra làm 4 kiểu người chơi:
The Achiever: Tức là những người thích chinh phục các thành tích, danh hiệu,... Kiểu thiết kế gamification như đua top, tích điểm,...rất phù hợp với nhóm người này.
The Killer: Là những người thích cạnh tranh và giành chiến thắng trước người khác. Chế độ PK khi livestream của Tiktok chính là dựa trên yếu tố này.
The Socializer: Đây chủ yếu là đối tượng được nhắm đến khi triển khai gamification vì họ là người chơi để kiếm niềm vui, kết nối với người khác, thường có xu hướng chia sẻ với bạn bè nếu thấy hay. Các tính năng mời bạn nhận quà, thử thách nhóm,... sẽ phù hợp với đối tượng này.
The Explorer: Họ là người bị tò mò, thu hút bởi những gì mới lạ và thích khám phá những điều đó. Các tính năng xem tử vi, lắc quẻ,... được Momo triển khai chính là nhắm đến đối tượng này.
Lưu ý về kế hoạch và thời gian triển khai
-
Xác định mục tiêu: Tùy vào mỗi doanh nghiệp và mỗi thời điểm thì mục tiêu khi triển khai chiến dịch gamification marketing sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung các mục tiêu có thể là tăng doanh số, cải thiện độ nhận diện thương hiệu, thu thập thông tin của khách hàng,...
-
Thời gian triển khai: Thường thì các doanh nghiệp nên triển khai chiến dịch gamification vào các ngày lễ lớn trong năm hoặc khi chạy các sản phẩm/dịch vụ mới vì khi này thì sẽ thu hút nhiều người chơi hơn.
-
Phân bổ thời gian hợp lý: Các marketer cần lên lịch cụ thể từng giai đoạn như xây dựng ý tưởng, thiết kế, thử nghiệm, và ra mắt đúng thời điểm người dùng đang hoạt động sôi nổi.
-
Nguồn lực: Doanh nghiệp cần đảm bảo đội ngũ nhân sự, ngân sách và công cụ kỹ thuật đáp ứng đủ để triển khai và duy trì chiến dịch.
Lựa chọn kênh phù hợp để quảng bá
Social Media: Các nền tảng như Facebook, Instagram, và TikTok là lựa chọn lý tưởng cho việc truyền thông các chiến dịch gamification do đây là nền tảng nhiều người trẻ xài. Doanh nghiệp nên đính kèm đường dẫn trò chơi tại các bài viết quảng bá.
Sử dụng Landingpage: Xây dựng một landingpage riêng và gắn tại các nền tảng trực tuyến của doanh nghiệp. Tại đây, người dùng có thể xem mục đích của trò chơi và trải nghiệm nó.
Ứng dụng thành viên trên di động: Nếu doanh nghiệp của bạn đã có ứng dụng riêng thì đây là nơi lý tưởng để quảng bá chiến dịch gamification khi khách hàng chỉ cần mở app lên là thấy trò chơi khi muốn tích điểm.
Hợp tác với KOLs: Hợp tác với các influencer phù hợp sẽ giúp chiến dịch tăng cường sức hút và viral hơn thông qua các thử thách, minigame thâm chí là MV.
Xử lý các vấn đề phát sinh
-
Kỹ thuật: Cần phối hợp với đội ngũ kỹ thuật để kiểm tra tính ổn định của trò chơi trước khi triển khai, tránh trường hợp lag, mang lại trải nghiệm không tốt.
-
Phản hồi khách hàng: Doanh nghiệp nên thiết lập các công cụ hỗ trợ khách hàng tự động như chatbot hoặc nhanh chóng trả lời các phản hồi trên các nền tảng để duy trì hình ảnh tích cực.
Xem thêm: Gamification là gì? Ứng dụng của gamification trong marketing