Mạng xã hội bây giờ tràn ngập hình ảnh và video - và điều này không phải tự nhiên mà có. Như Tiến sĩ John Medina đã chỉ ra trong cuốn Brain Rules, não bộ chúng ta xử lý thông tin trực quan tốt hơn rất nhiều. Ông nói rằng: “Nếu thông tin được trình bày bằng lời nói, chỉ khoảng 10% người nghe nhớ được sau 72 giờ.
Nhưng nếu thêm hình ảnh, con số này tăng lên đến 65%.” Ngay cả những nền tảng xã hội ít “thẩm mỹ” hơn cũng ngày càng bị chi phối bởi các yếu tố trực quan. Ví dụ như theo dữ liệu chính thức của Twitter/X, các bài đăng có video thu hút mức độ tương tác cao gấp 10 lần so với bài đăng không có video.
Hãy cùng Neyul thử làm theo một vài phương pháp đơn giản và hiệu quả dưới đây để tự mình tạo ra đồ hoạ xã hội độc đáo và thu hút. Bạn không cần chuyên gia thiết kế - chỉ cần nắm được những nguyên tắc cơ bản là đủ để tạo nên sự khác biệt.

1. Hiểu kích thước hình ảnh cụ thể của từng nền tảng
Neyul luôn ủng hộ việc “làm thông minh, không làm cật lực” bằng cách tái sử dụng nội dung cho nhiều nền tảng mạng xã hội. Nhưng để đồ hoạ xã hội bạn vừa bắt mắt vừa phù hợp với từng nền tảng, bạn cần thiết kế sao cho “chuẩn gu” của mỗi nơi. Với những kích thước khác nhau designer sẽ sắp xếp các thành phần khác nhau, bố cục khác nhau, dàn trang khác nhau để có được những thiết kế social hấp dẫn mà vẫn mang tính thực dụng cao.
Mỗi nền tảng có những yêu cầu riêng về kích thước và cách hiển thị. Để giúp bạn dễ dàng hơn, sau đây là danh sách tất cả các yêu cầu cho từng nền tảng chính, được cập nhật tại thời điểm hiện tại:

2. Xem xét mục tiêu đồ hoạ của bạn
Bước đầu tiên khi thiết kế là xác định rõ lý do bạn cần nó và mục tiêu bạn muốn đạt được. Có thể bạn có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng hãy đào sâu và tự hỏi: Làm thế nào để đồ họa này thực sự mang lại giá trị cho khán giả?
Hãy nhớ rằng, đồ họa mạng xã hội thường là nguồn giải trí hoặc cung cấp thông tin cho người xem. Vì vậy, thiết kế của bạn cần đạt được điều này. Một số thương hiệu còn gây bất ngờ và thích thú cho khán giả qua các hiệu ứng sáng tạo hay cách xử lý hình ảnh độc đáo.
Dù mục tiêu của bạn là gì, hãy viết nó ra trước khi bắt đầu thiết kế. Điều này không chỉ giúp bạn truyền đạt ý tưởng rõ ràng hơn nếu làm việc với nhà thiết kế, mà còn giữ bạn tập trung vào mục đích chính nếu tự tay thực hiện.

3. Chọn các yếu tố thương hiệu của bạn
Nếu bạn đang thiết kế đồ hoạ cho một thương hiệu đã có tên tuổi, chắc chắn bạn đã có sẵn các tài nguyên như logo, màu sắc, font chữ để làm việc. Nhưng không phải cứ mang hết vào là sẽ hiệu quả!
Đồ hoạ mạng xã hội cần một sự cân bằng tinh tế: vừa giữ được bản sắc thương hiệu, vừa phải “hoà nhập” với phong cách của từng nền tảng. Vậy làm thế nào để chọn lọc? Hãy gom tất cả các yếu tố thương hiệu của bạn lại (trên bảng vật lý hoặc kỹ thuật số) và tự hỏi:
B1: Những yếu tố nào bắt buộc phải có?
B2: Yếu tố nào không phù hợp với môi trường mạng xã hội
B3: Yếu tố nào dễ dàng chuyển thể sang mạng xã hội?
B4: Ba đến năm từ khoá nào cần được thể hiện trong thiết kế
Để có một ví dụ thực tế, lấy một thương hiệu Việt Nam nổi bật như Cà phê PhinDeli. PhinDeli giữ sự nhất quán về phong cách thiết với tone đỏ nổi bật - một lựa chọn đầy năng lượng và gợi sự mạnh mẽ.

Trên Instagram, họ tạo những bài đăng với hình ảnh đậm chất Việt, như chiếc phin pha cà phê quen thuộc, nhưng kết hợp với các câu quote sáng tạo, gần gũi. Dù vậy, logo PhinDeli không phải lúc nào cũng là trung tâm – thay vào đó, họ tập trung vào sự trải nghiệm cà phê, làm nổi bật cảm giác “thưởng thức chất Việt”.
Còn trên website? Logo xuất hiện cố định ở góc trên, giúp khách hàng luôn nhớ đây là thương hiệu Việt chuẩn chỉnh.

4. Duy trì sự nhất quán và sáng tạo
Có thể mất từ 5 đến 7 lần xuất hiện trước mắt người xem thì họ mới bắt đầu nhận ra thương hiệu của bạn. Và nếu nghĩ đến việc chẳng mấy ai trong số khán giả sẽ thấy hết mọi bài đăng của bạn, thì sự nhất quán lại càng quan trọng hơn nữa, ngay cả khi bạn đã chán phong cách cũ của mình.
Nhưng nhất quán không có nghĩa là tất cả các bài đăng phải giống hệt nhau, phông chữ cố định và sự hiện diện của logo giúp những đồ hoạ này duy trì phong cách nhất quán. Kết quả là một thiết kế tổng thể đa dạng, sáng tạo và thú vị, nhưng vẫn giữ đúng tinh thần thương hiệu.
Ví dụ: Highlands Coffee, trên mạng xã hội, họ không ngừng thay đổi cách thể hiện đồ họa: từ hình ảnh cốc cà phê phin truyền thống, ly trà hấp dẫn, cho đến những bài đăng mang thông điệp nhẹ nhàng hoặc chào mừng lễ hội.
Dù vậy, Highlands vẫn giữ được sự nhận diện thương hiệu nhờ sử dụng màu đỏ đậm làm chủ đạo, kết hợp với font chữ quen thuộc và cách bài trí đơn giản mà nổi bật.
5. Tạo mẫu đồ họa truyền thông của riêng bạn
Dù bạn không chuyên, template đồ họa giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo sự đồng nhất. Với các mẫu sẵn, mọi thành viên trong nhóm đều có thể tham gia sáng tạo nội dung mà không cần chờ designer.
- Lợi ích vượt trội của template
- Tiết kiệm thời gian: Không cần bắt đầu từ con số 0 cho từng bài đăng.
- Dễ dàng chia sẻ: Mẫu thiết kế sẵn giúp mọi người trong team dễ dàng sử dụng.
- Quy trình làm việc mượt mà hơn: Tạo hàng loạt đồ họa một lúc và đưa thẳng vào công cụ đăng bài.
- Công cụ gợi ý
Hai công cụ thiết kế tuyệt vời mà bạn nên thử là Canva và Adobe
- Express. Tính đến hiện tại, Canva sở hữu hơn 102.000 mẫu đồ họa mạng xã hội, đủ phong cách để bạn thỏa sức sáng tạo.
Lưu ý: Template từ các nền tảng để lấy cảm hứng, nhưng đừng quên tinh chỉnh để phù hợp với thương hiệu của bạn. Đồ họa không chỉ đẹp mà còn phải “đậm chất riêng” của bạn.

6. Sử dụng khoảng trắng
Người mới thiết kế thường mắc lỗi cố nhồi nhét mọi thứ: hình ảnh, logo, chữ, và đủ kiểu yếu tố khác vào cùng một không gian.
Phong cách "tối đa hóa" đôi lúc tạo ra thiết kế độc đáo, nhưng cũng dễ khiến đồ họa trở nên rối rắm, mất đi sự rõ ràng và khó truyền tải thông điệp. Vậy khoảng trắng là như thế nào?
Khoảng trắng (white space) – chính là những khoảng trống giữa các phần tử như chữ, hình ảnh, hoặc đồ họa. Nó không chỉ giúp thiết kế thoáng mắt hơn mà còn hướng ánh nhìn của người xem vào điểm nhấn quan trọng, giúp truyền tải thông điệp rõ ràng hơn.

Ví dụ: Vinamilk thường thiết kế hình ảnh thoáng đãng với logo nhỏ gọn, phông chữ tối giản, và nhiều khoảng trắng để làm nổi bật sản phẩm chính – như ly sữa hoặc hộp sữa tươi.
Dù có nhiều yếu tố xuất hiện trên cùng một thiết kế, cách sắp xếp hợp lý và sử dụng khoảng trắng giúp hình ảnh trông sạch sẽ, thu hút, mà vẫn truyền tải thông điệp "dinh dưỡng tự nhiên".
7. Thiết kế hướng đến thiết bị di động
Ngày xưa, khi bạn đăng nhập Facebook bằng máy tính bàn của bố mẹ qua đường truyền dial-up chậm rì? Giờ thì hầu hết chúng ta đã chuyển sang dùng điện thoại để lướt mạng xã hội. Thực tế đáng kinh ngạc là 99% người dùng mạng xã hội truy cập qua thiết bị di động, và 78% chỉ dùng điện thoại để kết nối. Điều này đòi hỏi các marketer phải tối ưu đồ họa để hiển thị tốt trên màn hình nhỏ.
Dù thiết kế đúng kích thước khuyến nghị, hãy luôn kiểm tra xem bài đăng trông thế nào trên điện thoại. Đảm bảo hình ảnh rõ ràng, dễ đọc và thu hút là chìa khóa để thành công!
8. Sử dụng màu đậm để dừng cuộn
Đồ họa thương hiệu của bạn phải cạnh tranh với vô số nội dung khác trên mạng xã hội, vì vậy thiết kế nổi bật là điều bắt buộc.
Một trong những cách tốt nhất và đơn giản nhất để thực hiện điều đó là sử dụng màu đậm trong đồ họa của bạn, giống như thương hiệu Cocoon Vietnam đã làm:

Họ không chỉ lặp đi lặp lại một màu sắc nổi bật mà sử dụng một bảng màu đa dạng nhưng vẫn thu hút và nhất quán, khiến các thiết kế luôn mới mẻ và bắt mắt.
9. Học quy tắc một phần ba
Quy tắc một phần ba là một kỹ thuật thiết kế đồ họa giúp thu hút ánh nhìn vào điểm nhấn của hình ảnh, đồng thời sử dụng không gian trống một cách hiệu quả.
Nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực ra rất đơn giản: bạn chỉ cần chia hình ảnh thành 9 phần bằng cách vẽ một lưới với 3 hàng và 3 cột. Điểm nhấn của hình ảnh nên được đặt ở những giao điểm của các đường lưới này.
Một lợi ích lớn khác của quy tắc một phần ba là nó khiến đồ họa mạng xã hội của bạn trông thú vị hơn bằng cách đảm bảo rằng không phải mọi thứ đều nằm ngay chính giữa hình ảnh. Hầu hết các nền tảng thiết kế đồ họa đều có công cụ lưới tích hợp để giúp bạn tận dụng quy tắc một phần ba trong các sáng tạo của mình.
Ví dụ: Canva có tính năng lưới rất hữu ích để bạn có thể bố trí đồ họa một cách chính xác và thu hút.
10. Xem xét sự kết hợp màu sắc
Hầu hết các nhà tiếp thị trên mạng xã hội đều có bảng màu thương hiệu riêng để làm việc. Tuy nhiên, sẽ có những lúc màu sắc có sẵn không đủ để tạo ra những đồ họa ưng ý. Chính vì thế, hiểu về cách kết hợp màu sắc là rất quan trọng, và bạn cũng cần biết những phối màu nào nên tránh. Sử dụng bánh xe màu sắc như trên Canva để tìm ra những màu kết hợp hài hòa.
Ví dụ: Thương hiệu Vinasoy rất am hiểu lý thuyết màu sắc. Họ sử dụng màu bổ sung — những màu nằm đối diện nhau trên bánh xe màu sắc — để tạo ra những đồ họa nổi bật nhưng không làm người xem cảm thấy khó chịu.

Xem thêm: Ứng dụng của nghệ thuật minh họa trong thiết kế đồ họa